Thịt là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên họ ăn rất nhiều thịt. Tuy nhiên, 3 loại thịt chứa độc tố này trên thị trường được khuyến cáo ăn ít hoặc không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể người bị nhiễm bệnh.
Nhiều người cho rằng thịt ngon hơn rất nhiều so với rau, cho nên trong bữa cơm nếu không có thịt họ không thể ăn được. Dù vậy, chúng ta cũng cần hiểu rằng ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng quá nhiều lượng chất béo trong cơ thể. Khả năng tiêu hóa của cơ thể con người có hạn, một phần chất béo không được tiêu hóa hết tồn đọng cũng có thể gây ra gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể.
Và không phải tất cả các loại thịt đều có thể ăn một cách tùy tiện, một khi con người ăn thịt có hàm lượng độc tố tương đối cao sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và sự phát triển tế bào. Vì vậy, bạn phải để ý khi mua thịt.
Dưới đây là 3 loại thịt có chứa độc tố nên ăn ít, tốt nhất không nên ăn.
1. Gan động vật
Gan là cơ quan chính thực hiện chức năng miễn dịch trong cơ thể động vật, đồng thời đây cũng là một trong những cơ quan tập trung chủ yếu quá trình trao đổi chất. Do quá trình trao đổi chất, gan động vật chứa rất nhiều độc tố, khi động vật bị vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài tấn công thì chất độc được bọc bởi bạch cầu cũng được gan động vật làm sạch.
Đặc biệt là gan lợn mà chúng ta thường ăn trong cuộc sống, nó có thể khiến lượng cholesterol trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, từ đó gây ra xơ vữa động mạch. Hơn nữa, lợn vốn là loài động vật ăn tạp, đặc biệt là lợn rừng có thể vô tình ăn phải một số chất độc hại nên việc người dân tiêu thụ một lượng lớn gan lợn hàng ngày sẽ gây gánh nặng cho nội tạng.
Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ gan động vật.
2. Thận cừu
Trong cuộc sống, món thận cừu nướng là món khoái khẩu của nhiều đấng mày râu.
Do thận cũng có chức năng lọc chất độc hại trong cơ thể, gần giống với gan nên thận cừu, đặc biệt là tuyến thượng thận của cừu, khi ăn vào thường có thể gây hiện tượng bốc hỏa, nóng trong, khó tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng, người ta còn bị chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, nếu bạn ăn phải thận của cừu đã có vấn đề sức khỏe, nó có khả năng khiến bạn bị phát bệnh và nhiễm vi trùng.
3. Thịt lợn gạo
Thịt lợn gạo chủ yếu là nói đến sự xuất hiện của một số u trắng trên các bộ phận cơ thể nhất định của lợn, có hình dáng và bề ngoài tương tự như hạt gạo, bạn không nên ăn loại thịt này.
Bởi khi thịt lợn xuất hiện dấu hiệu này thể hiện rằng hệ thống miễn dịch của lợn đã bị phá hủy, bị ký sinh trùng sống bám, cơ thể đã chứa rất nhiều độc tố. Ngay cả khi chúng ta nấu loại thịt lợn này ở nhiệt độ cao, nó cũng không thể loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh trong đó. Vì vậy, người dân khi mua thịt lợn hãy chọn thịt lợn đã qua kiểm tra, tuyệt đối không mua thịt lợn gạo về tiêu thụ.
Bệnh tự miễn thường gặp
Do có sự trục trặc của hệ thống phòng vệ cơ thể, gây ra sự nhận diện nhầm lẫn giữa tác nhân gây bệnh và tế bào của các cơ quan, dẫn đến sự xung đột tự thân làm xuất hiện các bệnh tự miễn…
Bệnh tự miễn do có sự trục trặc của hệ thống phòng vệ cơ thể. Ảnh: ITN
Không lây nhưng khó chữa
Cơ thể con người có khả năng sản sinh ra các loại “vũ khí sinh học” chống lại các tác nhân gây bệnh. Tác nhân gây bệnh chính là kháng nguyên và “vũ khí sinh học” chính là kháng thể. Tuy nhiên, do một sự “nhầm lẫn” nào đó từ lập trình bí mật của tạo hóa, nên vũ khí của cơ thể đã tự chống lại chính bản thân của mình và gây ra các hệ lụy về sức khỏe.
Các nhà chuyên môn gọi các bệnh do chính cơ thể gây ra cho mình là bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể và thường có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Đặc điểm của bệnh tự miễn thường là mạn tính, không lây và khó chữa khỏi hoàn toàn. Chúng có thể diễn biến ngày càng nặng hơn nên cần được phát hiện sớm để ngăn chặn sự
tiến triển.
Cơ chế gây bệnh
Hạch cổ, một trong những dấu hiệu của bệnh tự miễn. Ảnh: ITN.
Hệ thống miễn dịch là hệ thống tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm…
Bình thường, hệ miễn dịch không chống lại các tế bào của thân chủ. Nhưng vì một sự “trục trặc” nào đó, hệ miễn dịch có sự nhầm lẫn khi nhận diện quân thù, nên tấn công luôn cả các tế bào của cơ thể.
Thực ra, đến nay nguyên nhân và cơ chế gây bệnh tự miễn hãy còn nhiều điều chưa rõ do tính chất phức tạp của bệnh. Vì vậy, việc điều trị bệnh tự miễn chỉ mới dừng lại ở mức độ ngăn chặn sự tiến triển mà không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.
Hiện nay, các nhà chuyên môn thống nhất cách giải thích bệnh tự miễn qua 4 nguyên nhân sau đây:
Một là, có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa kháng nguyên (virus, vi khuẩn, độc tố…) với một thành phần của cơ thể. Nên kháng thể tạo ra từ hệ thống miễn dịch “vô tình” chống lại cả hai. Tiêu biểu như bệnh
thấp tim.
Hai là, do tác động của chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm độc… nên một số tế bào cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành tác nhân lạ và bị hệ thống miễn dịch t.iêu d.iệt. Tiêu biểu như viêm gan virus. Ba là, một số khu vực trong cơ thể m.áu không đến trực tiếp được, nên tế bào miễn dịch thiếu sự nhận diện.
Do đó, khi tế bào vùng đó xuất hiện trong m.áu, mặc nhiên được xem như kẻ lạ cần phải loại trừ. Tiêu biểu như chấn thương mắt bên này, mắt bên kia cũng bệnh theo trong trường hợp bệnh viêm mắt giao cảm (ophtalmie sympathique).
Bốn là, hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc mất khả năng kiểm soát nên các tế bào miễn dịch rối loạn hoạt động đã sinh ra tự kháng thể chống lại chính các tế bào của cơ thể mà trước đây vốn được xem là
thân thuộc.
Đặc điểm chung của bệnh
T.rẻ e.m và người già ít mắc. Bệnh nhân chủ yếu tập trung ở độ t.uổi 20 – 40. Nữ mắc nhiều hơn nam, thường có yếu tố di truyền.
Bệnh tiến triển nặng dần, từng đợt, biểu hiện đa dạng, phức tạp từ nhẹ nhàng, dai dẳng đến nặng nề, cấp tính. Thương tổn có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận trong cơ thể.
Bệnh có thể được “phát động” trong bối cảnh của n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, thai nghén, stress thể chất, tinh thần, sau dùng thuốc điều trị hoặc do tác động của các tác nhân lý hóa khác.
Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch nhóm corticoide, thường đáp ứng khá tốt.
Nghĩ đến bệnh tự miễn khi làm các xét nghiệm m.áu thấy giảm vô cớ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tăng tế bào lympho, tăng tốc độ lắng m.áu, tăng gamma globuline (-globulin).
Chẩn đoán xác định bệnh tự miễn dựa vào sự phát hiện của các tự kháng thể trong cơ thể. Các xét nghiệm càng đặc hiệu càng đặc hiệu, càng chính xác. Nhưng việc này chỉ có thể thực hiện tại các phòng xét nghiệm cao cấp mang tính chuyên sâu.
Biện pháp phòng tránh
Các chuyên gia y học cho rằng, xã hội ngày càng phát triển con người càng chịu nhiều áp lực và tác động từ môi trường nên bệnh tự miễn có khuynh hướng gia tăng với mức độ thương tổn ngày càng trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống tốt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các thói quen không tốt, không sử dụng bừa bãi các loại thuốc điều trị, chú ý rèn luyện cơ thể là những cách tốt nhất để bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể con người. Nhờ đó mà phòng tránh được bệnh tật nói chung và bệnh tự miễn nói riêng.
Việc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm những nghi ngờ mắc bệnh tự miễn để có biện pháp theo dõi thích hợp và kịp thời ngăn chặn sự tiến triển
của bệnh.
Có nhiều loại bệnh tự miễn khác nhau, xin giới thiệu bệnh tự miễn thường gặp nhất.
Bệnh Basedow còn có tên gọi là bướu cổ lồi mắt. Trong bệnh Basedow, lồi mắt là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh và cũng xảy ra ở giai đoạn muộn. Bệnh Basedow, có vẻ như “ái” nữ hơn nam, nên có đến 80% người mắc bệnh là phụ nữ trẻ trong độ t.uổi từ 21 – 30.
Các biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh Basedow: Tinh thần bất ổn, khó ngủ hoặc mất ngủ, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, run tay… và nhiều khi có biểu hiện như bị bướu cổ. Bệnh Basedow còn tác động đến hệ thống tim mạch, khám thấy mạch nhanh. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì bệnh nhân có thể t.ử v.ong do suy tim và suy kiệt nặng.
Việc điều trị bệnh Basedow nhằm mục đích bình ổn chức năng hoạt động của tuyến giáp. Hiện, vẫn chưa giải thích được nguyên nhân sinh bệnh cho dù khoa học đã có nhiều tiến bộ trong hiểu biết về cơ chế bệnh sinh. Có ba phương pháp điều trị căn bản là điều trị nội khoa với các thuốc kháng giáp tổng hợp – phẫu thuật – và xạ trị bằng iode đồng vị phóng xạ.
Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài 6 – 18 tháng. Có trường hợp sau đợt điều trị tuyến giáp nhỏ lại cùng với sự biến mất của các triệu chứng khác. Nhưng cũng có trường hợp tuyến giáp vẫn lớn. Bướu lớn trên cổ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.
Nếu không muốn “sống chung” với bướu thì người bệnh sau đợt dùng thuốc cần tái khám sớm để được phẫu thuật. Trong các trường hợp bướu gây chèn ép khó thở hoặc sau ngưng thuốc bệnh tái phát nhanh thì vấn đề phẫu thuật sẽ được đặt ra như là một điều tất yếu.
(Còn nữa)