Nhận biết được những dấu hiệu này trên khuôn mặt sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh tật trong cơ thể.
1. Da hoặc môi khô, bong tróc
Đây là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước và cũng có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng trọng như suy giáp hoặc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, cho biết các triệu chứng khác của suy giáp bao gồm cảm thấy lạnh, tăng cân và mệt mỏi. Các triệu chứng tiểu đường bao gồm khát nước, đi tiểu thường xuyên và nhìn mờ.
2. Lông trên mặt mọc nhiều
Mọc nhiều lông trên mặt, đặc biệt ở dọc theo xương hàm, cằm và môi trên, có thể là triệu chứng mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, lông trên mặt nhiều hơn những người khác đôi khi chỉ là một đặc điểm do gen di truyền, nên tốt nhất là đi khám cẩn thận.
3. Khối u mềm, đốm vàng trên mí mắt
Bệnh nhân có nhiều u vàng xanthelasma có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Medical Principles and Practice cho thấy những người có u vàng xanthelasma có chỉ số BMI và cholesterol cao hơn, do đó có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
4. Có bọng mắt
Đôi mắt trông mệt mỏi có thể là lời cảnh báo có thể bạn mắc bệnh dị ứng mãn tính, giãn mạch m.áu. Ở vùng da nhạy cảm dưới mắt có bọng mắt và màu xanh tím đậm có thể cảnh báo bệnh suy giáp và chứng ngưng thở khi ngủ.
5. Biểu hiện lạ ở một nửa mặt
Đây có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đột quỵ. Bạn cũng có thể nhận thấy một bên mặt bị tê hoặc cảm thấy như không thể cười hay nói khó. Cho nên khi có triệu chứng này bạn cần đề phòng đột quỵ. Người bị đột quỵ cũng có thể biểu hiện là nhìn 1 thành 2, cánh tay hoặc chân yếu.
6. Da bị đổi màu
Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể cảnh báo có gì đó không ổn trong cơ thể bạn. Da màu vàng có thể là đã mắc bệnh gan. Môi hoặc kẽ móng tay có màu hơi xanh có thể là dấu hiệu mắc bệnh tim hoặc phổi.
7. Phát ban và vết nám
Da ngứa đỏ có thể là dấu hiệu mắc bệnh celiac – một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen… Phát ban hình con bướm trên xương gò má và qua sống mũi có thể là dấu hiệu mắc bệnh lupus – bệnh tự miễn. Dị ứng hay bệnh eczema cũng có thể gây phát ban trên khuôn mặt.
8. Xuất hiện nốt ruồi mới
Hầu hết các nốt ruồi thường không phải là nguyên nhân gây bệnh tật. Nhưng để an toàn, khi thấy nốt ruồi mới trên da bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu. Nốt ruồi cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư da nhưng cũng có thể là do gen di truyền.
8 dấu hiệu của trẻ bạn không bao giờ được bỏ qua
Đây là 8 dấu hiệu của những đ.ứa t.rẻ, từ mới sinh cho đến t.uổi thanh thiếu niên (thậm chí là người lớn), mà cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay
1. Trẻ không có phản ứng
Khi trẻ không có phản ứng hoặc bất tỉnh, cần trợ giúp ngay lập tức. Nếu đ.ứa t.rẻ không thể thức dậy hoặc thức dậy mà yên lặng bất thường, không hoạt động hay không hứng thú với một món đồ chơi yêu thích, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Những thay đổi về khả năng phản ứng của trẻ có thể xảy ra sau khi ngã hoặc bị va đ.ập vào đầu. Điều này cần sự trợ giúp ngay lập tức của bác sĩ.
2. Trẻ bị khó thở
Nếu con bạn bị khó thở, thở hổn hển khi không tập thể dục, hoặc thở khò khè, hãy gọi bác sĩ của bạn. Khó thở kèm theo ho có thể do hen suyễn, một căn bệnh nghiêm trọng khác hoặc có vật gì đó bị mắc trong thực quản hoặc khí quản. Hãy kiểm tra màu da có bị xám nhợt nhạt hay không, kiểm tra lồng ngực xem da có bị lõm vào khi trẻ thở hay không.
3. Mất nước
Mất nước là do không uống đủ. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động. Cơ thể có thể bị mất nước vì nôn mửa, tiêu chảy, không uống đủ và tập thể dục nặng mà không bù nước.
Những biểu hiện của trẻ là thờ ơ hoặc cáu kỉnh, đau đầu, không thể đi tiểu hoặc nước tiểu không trong, không có nước mắt khi khóc, da và môi khô. Cho trẻ uống bất cứ thứ gì trong khi bạn gọi bác sĩ.
4. Sốt
Sốt rất đáng sợ nhưng nó là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên nếu bé bị co giật và sốt, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu con bạn sốt nhưng vẫn hoạt động bình thường, đừng lo lắng. Hãy tiếp tục theo dõi các triệu chứng.
5. Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu
Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu cần tính đến bối cảnh. Nếu một đ.ứa t.rẻ ngã /đập vào đầu và sau đó có một trong những triệu chứng này, cần gọi cho bác sĩ của bạn. Bị đ.ánh vào đầu và sau đó nôn mửa, thay đổi thị lực hoặc tâm trạng, nhầm lẫn hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn, cần đến gặp bác sĩ ngay. Đây là những triệu chứng của chấn động.
6. Bé khóc không ngừng
Nếu trẻ khóc không ngừng, không muốn bế hoặc tiếng khóc nghe không ổn, đặc biệt nếu bị sốt hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Có rất nhiều lý do khiến trẻ khóc không ngừng. Trong khi chờ bác sĩ, hãy kiểm tra ngón tay và ngón chân liệu có gì quấn quanh hay không, mác quần áo cọ xát có thể khiến bé không thoải mái hay các nguyên nhân nhỏ khác.
7. Đi tiểu thường xuyên, giảm cân nhanh, hay khát nước và mệt mỏi
Nếu bé thường xuyên đi tiểu, khát nước quá mức, giảm cân nhanh với các triệu chứng mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường Loại 1. Vì đây là một bệnh rất nghiêm trọng do đó gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống có tác động sức khỏe lâu dài, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
8. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần
Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa một hoặc hai lần là bình thường. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần là triệu chứng của n.hiễm t.rùng nghiêm trọng và dẫn đến mất nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu phân của trẻ có m.áu (màu đen hoặc vệt đỏ, đốm màu) hoặc mật (chất nhờn màu xanh lá cây) hay chất nhờn (chất nhờn màu trắng) hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Rất khó để nhận ra những dấu hiệu này nhưng đây là điều rất quan trọng./.