Bạn sẽ có nguy cơ mắc những bệnh dưới đây nếu như có vòng 2 to và ngấn mỡ đấy.
1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Mỡ bụng quá nhiều sẽ khiến gan bị nhiễm mỡ và không thể điều chỉnh được lượng đường trong m.áu. Điều này có thể dẫn tới lượng đường huyết cao, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
2. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn
Những người có mỡ bụng và vòng eo lớn, dễ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
3. Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng béo bụng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì lớp mỡ xung quanh dạ dày giải phóng một loại protein có thể làm biến đổi tế bào, kích thích sự phát triển của khối u.
4. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn
Mỡ nội tạng trong bụng có thể tạo ra các protein có khả năng làm co mạch m.áu, dẫn đến huyết áp cao. Ngoài ra, các protein này có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
5. Nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn
Theo một nghiên cứu, phụ nữ có nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp 3 lần bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do mỡ nội tạng, mỡ bụng dày gây ra.
Bất ngờ với điều tưởng “vô tác dụng” lại có thể ngừa c.hết sớm
Các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh ngay cả những bài thể dục nhẹ nhất, không tác động bao nhiêu đến vóc dáng vẫn có thể giúp đẩy lùi cái c.hết sớm nhờ “phản ứng dây chuyền”.
Theo bài công bố trên European Journal of Preventive Cardiology, thể dục nhẹ, thứ có vẻ không giúp bạn giảm cân, tăng cơ hay thay đổi gì đáng kể trong sức bền, vóc dáng, vẫn có tác động tốt đến hội chứng chuyển hóa.
Một người được xác định mắc hội chứng chuyển hóa khi có 2/5 dấu hiệu: đường huyết cao, huyết áp cao, triglycerides cao, cholesterol “tốt” HDL thấp, béo bụng. Hội chứng chuyển hóa chính là t.iền đề của các nhóm bệnh gây c.hết sớm hàng đầu như tiểu đường type 2, tim mạch, ung thư…
Thể dục nhẹ nhàng như những chuyến đi dạo không hề vô tác dụng như nhiều người nghĩ – ảnh minh họa từ Internet
Trước đây, quan điểm phổ biến là thể dục phải đủ mạnh mẽ mới có giá trị lên hội chứng chuyển hóa. Nhưng theo nghiên cứu mới nói trên, do Trường Khoa học thể thao và sức khỏe và Viện Karrolinska (Thụy Điển) thực hiện, thể dục nhẹ nhàng như đi bộ từ tốn hay những bài thể dục vươn vai nhẹ nhàng dù có thể không giúp bạn cải thiện rõ rệt các chỉ số, nhưng vẫn có tác dụng đáng ngạc nhiên về lâu dài, nếu đem so với việc không làm gì cả.
Tất nhiên nếu bạn tập ở mức độ vừa phải hoặc siêng năng hơn, tập một cách tích cực, tỉ lệ sống sót càng tăng cao.
Nhưng theo giáo sư Mai-Lis Hellenius từ Viện Karrolinska, phát hiện về giá trị của thể dục nhẹ mang tính khích lệ rất cao: hãy tin rằng dù bạn tập ít, tập nhẹ vẫn có tác dụng, chứ chẳng phải “không đáng là bao” như suy nghĩ thông thường.
A. Thư