Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khó chịu là nguyên nhân điển hình khiến người bị say nắng, say nóng. Hãy sử dụng những thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn và lành mạnh.
Các loại sữa trị say nắng cho trẻ nhỏ
Thành phần dinh dưỡng có trong các loại sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng giảm nhiệt, chống say nắng hiệu quả. Với những trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều sữa mẹ là cách phòng chống say nắng rất tốt.
Dưa hấu chữa say nắng, say nóng
Không chỉ giúp làm dịu cơn khát, dưa hấu còn có tác dụng giải độc, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ. Trong dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng như fructose, alanine, axit glutamic, axit malic, muối carotene, vitamin C…
Xoài xanh phòng chống say nắng hiệu quả cho trẻ
Xoài xanh là một trong những loại trái cây phòng chống say nắng mùa hè hiệu quả. Trong xoài xanh có chứa nhiều vitamin C, làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, ngăn chặn bệnh cảm lạnh vào mùa hè. Vì thế, hãy cho bé ăn xoài xanh ở mức độ vừa phải để hỗ trợ phòng bệnh say nắng hiệu quả.
Dưa chuột
Nói đến các loại thực phẩm phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ hiệu quả không thể bỏ qua được dưa chuột. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong dưa chuột có đặc tính mát, giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
Trẻ nhỏ, bà bầu ăn dưa chuột trong mùa hè được xem là cách phòng, trị say nắng hiệu quả. Đặc biệt, dưa chuột cũng có tác dụng hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy hệ bài tiết nước.
Mướp đắng giải nhiệt mùa hè hiệu quả
Mướp đắng có tính mát, vị đắng, hỗ trợ giải nhiệt mùa hè hiệu quả. Vì thế, vào mùa hè bố mẹ có thể bổ sung món mướp đắng vào thực đơn của bé để cải thiện sức khỏe, chống say nắng.
Bí ngô bảo vệ sức khỏe của da, chống say nắng cho trẻ
Bí ngô cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ an toàn, lành mạnh. Trong bí ngô có chứa nhiều Beta-carotene, bảo vệ sức khỏe da. Đặc biệt trong Đông Y, bí ngô còn có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và chống say nắng tốt.
Nước dừa
Trong nước dừa rất giàu kali, vitamin A, E, clorua, protein. Nước dừa vùa tốt cho phụ nữ mang bầu (sau tháng thứ 3 của thai kỳ) vừa có tác dụng hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị mất nước, tiêu chảy,… Đặc biệt, trong nước dừa còn có nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chăm sóc sức khỏe và phòng chống say nắng rất tốt.
Tuy nhiên bố mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước dừa mỗi ngày. Bởi nếu lạm dụng nước dừa sẽ dẫn đến một số phản ứng như: đầy bụng, ớn lạnh, khó tiêu, ợ hơi… Hãy cho bé uống từ 1-2 cốc nhỏ nước dừa mỗi ngày. Lưu ý nên dùng dừa non để phòng ngừa các bệnh về cao huyết áp, tim mạch, cholesterol…
Với những thực phẩm phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ vào mùa hè dưới đây sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh, cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Bố mẹ hãy bổ sung ngay những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé nhé!
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ
Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, t.rẻ e.m cũng có nguy cơ cao bị say nắng. Làm sao để phòng tránh say nắng, sốc nhiệt?
Vì sao trẻ bị say nắng, say nóng?
Sốc nhiệt, say nắng là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng quá 40 độ C, có thể kèm theo các triệu chứng như choáng váng, mất ý thức, co giật…
Với hiện tượng trẻ bị say nóng là do cơ thể bị mất nước, thân nhiệt không ổn định. Khi bé chơi ở ngoài nhiệt độ quá cao, nắng gắt dễ xảy ra tình trạng nhiệt sinh. Lại thêm, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, các bộ phận chức năng chưa hoàn chỉnh. Trẻ cũng chưa ý thức đầy đủ để tự trang bị quần áo, mũ, kính râm hoặc không uống đủ nước trong những ngày nắng nóng. Khi gặp môi trường nhiệt độ quá cao sẽ khiến cơ thể của bé chưa kịp điều chỉnh, dẫn đến cảm nắng.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị say nắng, say nóng
Bệnh say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ vào mùa hè cần phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh để các bố mẹ tiện tham khảo và theo dõi:
Nhiệt độ cơ thể của bé ở mức 39 độ C hoặc cao hơn (người bé không đổ mồ hôi)
Da của bé khô, sắc tố nhợt nhạt do thiếu nước
Bé thường xuyên mệt mỏi, lả người và đứng không vững
Tim bé đ.ập nhanh và mạnh, mạch của bé yếu
Bé thường xuyên thở gấp, mạch tăng, dần dần bị ngất xỉu
Một số trường hợp trẻ bị say nóng, say nắng không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng: tụt huyết áp, suy tim, thậm chí là t.ử v.ong.
Làm gì khi con bị say nắng, say nóng vào mùa hè?
Hạ thân nhiệt của bé xuống càng nhanh càng tốt. Thời gian chính là yếu tố “cốt lõi” bạn cần quan trọng khi cảm thấy con có những biểu hiện đang bị say nắng, say nóng.
Khi bé có dấu hiệu bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần:
Lập tức gọi cho 115. Sau đó, cởi bớt quần áo của bé ra, đặt bé nằm xuống một chỗ mát mẻ. Nếu bé đang ở ngoài nắng, hãy tìm những nơi có bóng râm, căn phòng mát mẻ cho bé nằm, ngồi.
Tìm cách hạ thân nhiệt của bé xuống bằng cách dùng một chiếc khăn nhúng vào nước lạnh và dùng quạt quạt mát cho bé. Không nhất thiết phải dùng quạt máy quạt cho trẻ, quạt cho con bằng tay hoặc bất kỳ thứ gì bạn có thể. Nếu bé vẫn còn tỉnh, đừng cho bé uống bất cứ thứ gì kể cả uống Acetaminophen.
Với những trường hợp, trẻ có dấu hiệu say nắng say nóng vào mùa hè nhưng chưa ở mức nặng, hãy đưa bé vào nằm trong nhà (khu vực mát mẻ hoặc có điều hòa).
Với trẻ lớn hơn 4 tháng t.uổi bị say nắng hãy cho con uống một ít nước lọc, trẻ sơ sinh hãy cho con bú mẹ hoặc bú bình.
Sau khi xe cứu thương đã đến, hãy đưa bé vào các cơ sở, bệnh viện Y tế gần nhất. Tại đây, bé sẽ được truyền bù nước. Với những trường hợp trẻ nhỏ bị say nắng, say nóng kèm theo ói mửa, sốt cao, co giật phải sử dụng thêm thuốc Parecetamol, thuốc chống co giật.
Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa say nắng say nóng cho trẻ nhỏ vào mùa hè
Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi đi ra ngoài về. Vì thời tiết mùa hè nắng nóng dễ khiến bé bị đổ mồ hôi, cơ thể nhanh mất nước. Đặc biệt với những bé vừa chơi thể thao ở ngoài trời về thì lượng nước lại càng mất đi nhiều.
Hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc với nắng nóng.
Vào mùa hè nên mặc quần áo thoáng, chất liệu vải co giãn tốt và màu nhạt để tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.
Cần luyện cho trẻ thói quen tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nếu nhà của bạn rất nóng và không điều hòa, hãy tìm những nơi chú trân thoáng mát cho bé như: trung tâm mua sắm, thư viện…
Khi cho bé ra ngoài cần trang bị đầy đủ quần, áo, kính, các thiết bị chống nắng cho trẻ nhỏ. Bé mẹ có thể tìm mua một số loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ để da của bé được bảo vệ tốt hơn.
Nên bổ sung cho trẻ nhỏ các loại thực phẩm chống bệnh say nắng như: xoài, nước dừa, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, đậu xanh, nước chanh, củ hành, bí ngô…