Sáng 5-10, hơn 1.000 sinh viên (SV) Trường ĐH Luật TP.HCM đã đến tham dự chương trình “Bí mật sáng thứ 7″ với chủ đề “Giáo dục sức khỏe giới tính toàn diện”.
Hoạt động do trường này phối hợp cùng Trung tâm ICS, tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền con người LGBT tại Việt Nam, tổ chức nhằm trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính cho SV, hạn chế tình trạng SV quan hệ t.ình d.ục ngày càng sớm gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Tại đây, thông qua các hoạt động vui chơi, cộng với sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia, nhiều SV đã được cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Các SV được giải đáp các băn khoăn về các vấn đề như cách phòng tránh thai an toàn, các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, cách sử dụng b.ao c.ao s.u, mua b.ao c.ao s.u an toàn ở đâu, làm sao để tránh ngại ngùng khi mua…
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ chia sẻ kiến thức với sinh viên.
Sinh viên đặt câu hỏi đến các bác sĩ, chuyên gia tại chương trình.
Đông sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM tham dự chương trình.
PHẠM ANH
Theo PLO
Biện pháp tránh thai nào phổ biến nhất ở Việt Nam?
Nhu cầu tránh thai của v.ị t.hành n.iên, thanh niên ở Việt Nam ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ cho đối tượng này còn hạn chế.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế, cho biết mỗi năm, Việt Nam có 300.000-350.000 ca phá thai. Trong đó, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ t.uổi từ 15-49 có chồng thì 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Hiện dân số Việt Nam là hơn 96 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2%/năm (năm 1993) đã giảm xuống còn 1,07% vào năm 2017. Số phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ (15-49 t.uổi) là trên 24,2 triệu người.
Bảng giá dịch vụ tự nguyện sinh đẻ kế hoạch tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: HQ.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, những năm tới, số phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ ở nước ta sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo đạt cực đại vào năm 2027-2028.
Theo ông Tú, nhu cầu tránh thai của v.ị t.hành n.iên, thanh niên ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho đối tượng này còn hạn chế.
Đây chính là lý do quan trọng khiến tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở v.ị t.hành n.iên, thanh niên còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có xu hướng gia tăng.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nước ta là 76,4%. Trong số các biện pháp tránh thai, đặt vòng vẫn là phổ biến nhất (45,5%), kế đến là uống thuốc tránh thai (20,1%), b.ao c.ao s.u (15,6%)…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi một phút, có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có một ca c.hết mẹ do phá thai không an toàn. Hàng năm, khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó, 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai, 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, 68.000 ca t.ử v.ong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Mỗi năm, thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do biến chứng của phá thai không an toàn và hầu hết xảy ra ở các nước đang phát triển.
Theo Zing