Trứng gà ‘đại kỵ’ với những thứ gì?

Theo lương y Bùi Hồng Minh trứng gà là thực phẩm tốt cho cơ thể, nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách cũng không tốt cho sức khỏe.

trung ga dai ky voi nhung thu gi e10535

Trứng gà kỵ với đậu tương.

Trong 100 gam có protein 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; folat 146 mg; vitamin A 960 g; cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo không no một hay nhiều nối đôi. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có các acid amin hoàn thiện và tốt nhất cho sức khỏe, chủ yếu chất đạm trong trạng thái hòa tan.

Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam có 10,3 gam protein; canxi 19 mg. Chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện.

Trứng gà có nguồn chất béo rất quý là Lecithin. Chất này có ít ở các thực phẩm khác và có nhiều trong trứng gà. Tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và đào thải ra khỏi cơ thể.

Theo lương y Minh trúng gà cung cấp dưỡng chất như Lecithin, đạm, vitamin,…cho cơ thể hoạt động. Trứng còn làm tăng cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein) là hiện tượng lipoprotein mật độ cao, là cholesterol “tốt”.

Trong một nghiên cứu, ăn hai quả trứng mỗi ngày trong sáu tuần đã tăng mức HDL lên 10% có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Trứng cũng giúp xây dựng màng tế bào khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trứng cũng đại kỵ với nhiều thực phẩm khác. Thông thường trứng gà không nên ăn cùng với đậu tương, đường trắng, thịt thỏ. Nếu ăn cùng làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây khó tiêu hóa cho người bệnh.

Trứng gà không nên ăn với đậy tương vì trong đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamine, khoáng chất nếu kết hợp trứng gà sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong độ tương.

Trứng gà ăn cùng thịt thỏ sẽ gây tiêu chảy. Do trứng gà và thịt thỏ gặp nhau sinh ra phản ứng làm kích thích dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

Trứng gà cũng không nên ăn với đường trắng. Một số người có thói quen ăn trứng gà chấm đường, trứng gà đ.ánh với đường. Hai thứ này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thể khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt làm đầy bụng, khó tiêu.

Uống nước chè sau khi ăn trứng, nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Axit tannic trong lá trà kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột. Đây là nguyên nhân gây táo bón và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Theo infonet

Top thực phẩm cực bổ m.áu cho chị em “đến tháng”

Thiếu m.áu có thể gây đau đầu, chóng mặt, cùng nhiều bệnh lý khác. Đối với phụ nữ “đến tháng” và sinh nở càng cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để tăng cường sức khỏe.

Khi bị thiếu m.áu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong m.áu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu m.áu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.

top thuc pham cuc bo mau cho chi em den thang cdcd08

Nho khô là một trong số thực phẩm bổ m.áu cực tốt cho phụ nữ. Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu m.áu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu m.áu. Thiếu m.áu ở mức độ rất nặng có thể gây t.ử v.ong. Thiếu m.áu thiếu sắt là loại thiếu m.áu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.

Do những nguyên nhân đặc trưng giới tính rõ ràng như: K.inh n.guyệt, mang thai, sinh nở nên chị em phụ nữ thường dễ bị thiếu m.áu hơn đàn ông. Thiếu m.áu có thể gây đau đầu, chóng mặt, cùng nhiều bệnh lý khác. Do vậy, phụ nữ luôn cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt để giúp bổ m.áu dưới đây:

Thịt

Nên ăn thịt bò, heo và gan động vật bởi đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng không nên vì thịt chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch.

Hải sản

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị thiếu m.áu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.

Trứng

Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu m.áu.

Những thực phẩm xanh

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu m.áu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme.

Đặc biệt, cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu m.áu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

Nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu m.áu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu m.áu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.

Mật ong

Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong m.áu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu m.áu đỏ và huyết sắc tố.

Trái cây

Nhóm trái cây có họ cam, quýt như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông m.áu bình thường bên trong cơ thể.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu m.áu. Hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.

Cà chua

Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.

Các loại hạt đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt và các vitamin giúp chống thiếu m.áu tốt cho cơ thể. Một số loại đậu giàu sắt là: Đậu xanh; đậu nành; đậu đen; đậu hà lan.

Diệu Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *