Để tăng cường chất lượng điều trị, nâng cao sự hài lòng của nguời bệnh, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã áp dụng đa dạng các công cụ cải tiến.
Trong giai đoạn từ 10/2018 đến tháng 4/2019 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có nhiều cải tiến, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh, rút ngắn thời gian để can thiệp mạch não cấp cứu.
Khảo sát về mức độ hài lòng của bệnh nhân nội trú điều trị tại viện năm 2018 cho thấy tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú đạt 88,59% – ở mức điểm tuyệt đối. Bệnh viện đã đáp ứng được trên 91% so với mong đợi của người bệnh trước khi điều trị. Trong đó 81,54% người bệnh đ.ánh giá đợt điều trị đáp ứng trên 80%; 80,6% bệnh nhân trả lời sẽ quay lại khi có nhu cầu sử dụng.
Một ca phẫu thuật tại BV Trung ương Quân đội 108
Như tại khoa Cấp cứu vốn là nơi đầu sóng ngọn gió, với lượng bệnh nhân cấp cứu rất đông. Trong năm khoa tiếp nhận hơn 60.000 bệnh nhân, trong đó một nửa là cấp cứu nặng, tình trạng bệnh nhân luôn quá tải. Tháng 7/2018 thời gian bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu trung bình lên tới gần 112 phút. Nếu không tính các bệnh nhân can thiệp mạch thời gian chờ là 126,4 phút. Đây là thời gian rất dài khiến cho lúc cao điểm năng lực cấp cứu của khoa bị hạn chế, bệnh nhân và người bệnh phải chờ lâu, mức độ hài lòng không cao.
Kết quả khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019 tại khoa cho thấy đã rút ngắn thời gian từ khi bệnh nhân vào khoa cấp cứu đến lúc nhập khoa lâm sàng từ 118,3 phút xuống còn 69,8 phút; từ khi vào khoa cấp cứu đến lúc đi mổ cấp cứu từ 134,4 phút xuống còn 87,6 phút. Như vậi, thời gian chờ đợi đã giảm đi 1/3.
Với can thiệp mạch não cấp cứu đã giảm từ 55,2 phút xuống còn 49 phút. Thời gian bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu trung bình là 112 phút, trong đó chủ yếu là thời gian chờ kết quả cận lâm sàng 41 phút và thời gian chờ hội chẩn và khám chuyên khoa 31 phút.
Đại diện lãnh đạo bệnh viện cho biết, việc rút ngắn thời gian chờ đợi đã mang lại cơ hội sống cao hơn cho bệnh nhân cấp cứu và sự hài lòng của người bệnh khi đến viện.
Để đạt được những kết quả trên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã áp dụng nhiều giải pháp.
Cụ thể, về công tác an toàn người bệnh, bệnh viện đã thực hiện: Xây dựng quy định, danh mục các loại thuốc nhìn, đọc gần giống nhau LASA; triển khai vòng đeo tay nhận diện dành cho bệnh nhân; giám sát và kiểm tra thực hiện các giải pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sai sót, sự cố y khoa; quy định về y lệnh miệng; ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường chất lượng báo cáo sự cố y khoa; duy trì và cải tiến bảng kiểm an toàn phẫu thuật.
Trong công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, Bệnh viện 108 đã triển khai được 7 nội dung: Xây dựng và áp dụng bảng mô tả công việc; xây dựng các phác đồ điều trị nội khoa và quy trình ngoại khoa; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý; khám và chữa bệnh; triển khai và duy trì nền nếp việc thực hiện 5S trong toàn bệnh viện; triển khai và áp dụng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; xây dựng và áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012; triển khai áp dụng mô hình quản lý tinh gọn LEAN.
Trong công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, Bệnh viện 108 đã triển khai được 7 nội dung: Xây dựng và áp dụng bảng mô tả công việc; xây dựng các phác đồ điều trị nội khoa và quy trình ngoại khoa; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý; khám và chữa bệnh; triển khai và duy trì nền nếp việc thực hiện 5S trong toàn bệnh viện; triển khai và áp dụng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; xây dựng và áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012; triển khai áp dụng mô hình quản lý tinh gọn LEAN.
Về công tác đo lường chất lượng bệnh viện, Bệnh viện 108 đã triển khai 5 nội dung: Đ.ánh giá mức độ hài lòng của người bệnh nội trú và ngoại trú; đ.ánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên bệnh viện; giám sát việc tuân thủ phác đồ điều trị khối Nội khoa và quy định kỹ thuật khối Ngoại, chuyên khoa; đ.ánh giá một số chỉ tiêu chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; đ.ánh giá chất lượng Bệnh viện 108 dựa trên bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện.
Theo vietQ
Song thai truyền m.áu cho nhau, sản phụ phải mổ cấp cứu
Thai phụ 29 t.uổi, ở Trung Quốc, mang thai đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm. Ở tuần thứ 33, một thai nhi xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng khiến người mẹ phải nhập viện cấp cứu.
Đối với những người phụ nữ không có khả năng sinh con tự nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm là giải pháp hữu ích. Cô Triệu (29 t.uổi) người Giang Tô, Trung Quốc đã mang song thai nhờ phương pháp này.
Theo TVBS, người mẹ này và gia đình rất vui mừng khi hai đ.ứa t.rẻ phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Tuy nhiên đến tuần thứ 33, cô Triệu xuất hiện dấu hiệu cứng bụng, tử cung căng cứng, xuất hiện con co theo từng đợt đau đớn. Người nhà nhanh chóng đưa sản phụ đến Bệnh viện Phụ sản Hoài An, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cấp cứu.
Hội chứng truyền m.áu song thai rất nguy hiểm. Ảnh: Sina.
Qua thăm khám và kết quả siêu âm, bác sĩ chẩn đoán hai thai nhi cùng trứng, cùng nhau thai, một thai liên tục truyền m.áu cho thai còn lại. Đây là “hội chứng truyền m.áu song thai”. Kết quả, thai chuyên nhận m.áu có cơ thể phát triển hơn, màu sắc da cũng hồng hào hơn. Thai còn lại xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu m.áu nặng, da trắng xanh, nước ối cạn và được màng ối bọc lại.
Các bác sĩ nhận định nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới suy thai, thậm chí c.hết lưu. Thai chuyên nhận m.áu có lượng ối quá nhiều, nếu không xử lý nhanh có thể gây suy thận. Bác sĩ Nữu Tuệ Viễn, Chủ nhiệm khoa Sản của bệnh viện, cho biết hai thai nhi đã đạt tuần t.uổi thứ 33, chức năng phổi có thể hoạt động độc lập nên quyết định cho sản phụ được mổ lấy thai ngay.
Sau ca mổ, hai trẻ sơ sinh được đưa vào lồng ấp và chăm sóc đặc biệt. Thai lớn nặng 2.500 g hồng hào khỏe mạnh, thai bé nặng 1.600 g có thể trạng nhỏ hơn hẳn thai lớn và các chi trắng xanh, biểu hiện của thiếu m.áu. Hiện tại, hai bé đã qua cơn nguy hiểm và tiếp tục được chăm sóc cho đến khi có thể về nhà.
Theo bác sĩ Nữu, hiện tượng truyền m.áu song thai là rối loạn nghiêm trọng xảy ra ở các cặp song sinh cùng trứng hoặc đa thai dùng chung một nhau thai. Hậu quả là một thai lớn bất thường kèm theo sự suy dinh dưỡng, thiếu m.áu ở thai còn lại. Nếu không được khám, can thiệp kịp thời, tỷ lệ t.ử v.ong ở những trường hợp này là 90% trở lên.
Theo Zing