Bệnh khí phế thũng: Phòng ngừa vẫn là tốt nhất

Khí phế thũng là bệnh ở đường hô hấp dưới, mà cụ thể là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản, gây ra khó thở dai dẳng, kéo dài trên lâm sàng.

Tình trạng này kéo dài làm mất tính đàn hồi của hệ thống hô hấp, không khí sau khi hít vào bị ứ lại tại phổi và không thoát ra ngoài được ở thì thở ra, hình thành nên các túi khí chứa không khí nghèo ôxy. Theo thời gian, thành của các phế nang và các tiểu phế quản bị phá hủy. Đây là bệnh lý tiến triển, nặng dần theo thời gian và không hồi phục.

Nguyên nhân gây khí phế thũng

Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài do viêm nhiễm bởi vi sinh vật hoặc do tác động của hoá chất độc hại, bụi bẩn, khói do các chất đốt ( khói bếp, khói t.huốc l.á, thuốc lào). Vì vậy, những người nghiện t.huốc l.á, thuốc lào có tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng khá cao do khói t.huốc l.á, thuốc lào là có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang mà ở người bình thường các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi…) ra khỏi đường hô hấp.

Khi các lông chuyển bị tê liệt, các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản và dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun gây nên bệnh khí phế thũng.

benh khi phe thung phong ngua van la tot nhat 479328

Hình ảnh khí phế thũng.

Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh khí phế thũng xuất hiện.

Hậu quả của bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên khí phế thũng. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn ( nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.

Triệu chứng bệnh khí phế thũng

Triệu chứng chính của bệnh khí phế thũng là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực.

Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản-phổi, áp- xe phổi…).

Khi bác sĩ khám bệnh cho người bị khí phế thũng thường thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng), gõ vang, rì rào phế nang giảm, nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít.

Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm m.áu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều.

Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống.

Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có n.hiễm t.rùng, phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh cần tuân theo và không tự động đổi thuốc, thay liều lượng hoặc tự động ngưng thuốc. Cần đến khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

benh khi phe thung phong ngua van la tot nhat 99363b

Khám tầm soát phòng chống viêm phổi ở người già.

Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất

Vệ sinh cá nhân hằng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng bệnh viêm đường hô hấp nói chung và bệnh khí phế thũng đối với NCT nói riêng. Cần đ.ánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, những người mang răng giả cũng rất cần vệ sinh hàm răng hằng ngày. Khi bị viêm đường hô hấp, cần đi khám bệnh để được điều trị đúng và không tái phát. NCT, đặc biệt là những người đã và đang mắc bệnh đường hô hấp thì tuyệt đối không hút t.huốc l.á, thuốc lào bởi t.huốc l.á, thuốc lào gây nên nhiều bệnh về phổi, đặc biệt càng làm nặng thêm bệnh khí phế thũng, COPD và ung thư phổi.

Cần trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi (khai thác than đá, đá, vệ sinh môi trường, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân may, làm đường). Hằng ngày, nên tập thể dục đều đặn, nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, không để cảm lạnh dễ dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp.

Khi có biểu hiện của bệnh, cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị.

BS. Minh Châu

Theo SK&ĐS

Vì sao viêm họng quá hai ngày cần đi khám ngay?

Bệnh viêm họng dễ mắc khi ở phòng điều hòa, hay giao mùa, mưa gió… Tuy lành tính nhưng rất dễ biến chứng sang các bệnh khác và không ít người đã phải tiêm tới 7 ngày mới khỏi.

Bệnh viêm họng dễ mắc và tái phát khi giao mùa

Chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nam) có con gái đã 4 t.uổi, nhưng cứ gặp lạnh, kể cả lạnh trong phòng điều hòa bé cũng bị ho, đi khám thì hết bị viêm mũi họng, lại viêm tiểu phế quản, thường xuyên làm bạn với thuốc. Chị dùng mật ong ngâm chanh đào cho con uống vào buổi sáng để phòng ngừa con không bi tai phat mỗi khi trái gió, trở trời.

Chị Lê Thị Hòa (Bắc Giang) rất chăm súc họng bằng nước muối, dù giữ gìn nhưng năm nào chị cũng bị viêm họng vài lần, và thành mãn tính. Vài năm trước do chủ quan nên chị tự mua thuốc kháng sinh theo đơn cũ về uống. Tới khi ho mãi không khỏi, cảm giác ho sâu xuống ngực và đau nhức, đêm ngủ nghe tiếng ran… chị mới chịu đi khám.

Bác sĩ cho biết chị đã bị viêm tới phế quản và phải tiêm kháng sinh 7 ngày liền, đau hết cả hai bên hông mới khỏi. Từ đó cứ trở trời mà “dính” viêm họng là chị Hòa phái nghe ngóng cơ thể để trị ngay từ đầu vì quá sợ bị tiêm. Chị cũng ân hận mãi vì không trị dứt điểm ngay từ đầu, để bây giờ chỉ cần 2 ngày mắc viêm họng không khỏi là phải tiêm 7 ngày.

Anh Nguyễn Văn Hải (Hà Nội), cũng vì chủ quan để viêm họng kéo dài tới mức suốt ngày ho khạc khiến nhiều người xung quanh nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Tới lúc anh chịu đi bệnh viện khám thì đã bị viêm phổi, phải chữa trị tiêm cả tuần mới khỏi.

vi sao viem hong qua hai ngay can di kham ngay 05293c

Vì không chữa viêm họng ngay nên bệnh nhân biến chứng thành viêm phế quản, phải tiêm 7 ngày mới khỏi. Ảnh minh họa.

Trị ngay khi có dấu hiệu ban đầu

Theo PGS.TS Phạm Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng (Trường Đại Học Y Hà Nội), bệnh viêm họng rất hay mắc khi thời tiết giao mùa là do nhiễm vi rút như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc n.hiễm t.rùng do các vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi…

Hoặc do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải khói t.huốc l.á, hoặc thậm chí không khí khô…

Hoặc do thời tiết lạnh quá, ẩm quá, hoặc bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (t.huốc l.á, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ)…

vi sao viem hong qua hai ngay can di kham ngay 70db31

Bệnh nhân cần đi khám sớm khi bị viêm họng để tránh biến chứng. Ảnh minh họa.

Bệnh viêm họng thường khởi phát đột ngột, đa số lành tính nhưng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như bị sốt cao co giật (ở trẻ nhỏ), nếu cấp cứu chậm trễ sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh mạng, hoặc để lại di chứng nặng nề. Hầu hết bị viêm họng là do nhiêm vi rút (hơn 80%), hoặc nhiêm vi khuân, hay đi kèm với viêm VA, viêm amiđan.

Nếu không chữa trị ngay cũng dẫn tới ho có đờm, vùng cổ họng đau nhức, đau khi nuốt nước bọt, ăn nuốt thấy đau… Ho nhiều sẽ dẫn tới đau đầu, sốt cao (39-40 độ C), nuốt đau, rát họng, sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, sưng đau nổi hạch ở cổ, sổ mũi, mất tiếng, hắt hơi, người mệt mỏi, chán nản…

Vì vậy tốt nhất cần chữa trị sớm để tránh biến chứng ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện (đặc trưng là nóng rát họng, đau họng, vướng nên nuốt khó, khô họng, ngứa họng, ho khan, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, muốn khạc, hắng giọng… rất khó chịu vùng họng) thì cần ngăn chặn ngay bằng thuốc ngậm từ thiên nhiên dễ dùng (như mật ong, cam thảo…) để giảm đau, ngứa họng. Hoặc dùng thuốc, cac dược liệu bổ phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm viêm họng hạt… để đẩy lùi viêm họng.

vi sao viem hong qua hai ngay can di kham ngay fb6046

Cho bệnh nhân ăn thực phẩm mềm, bổ sung vitamin từ rau củ quả tươi. Ảnh minh họa.

Nếu triệu chứng viêm họng tăng lên, viêm họng quá 2 ngày không đỡ thì cần đi khám ngay (không nên để viêm họng tới vài ngày mới đi khám, nhất là trẻ nhỏ), vì bệnh rất nhanh biến chứng). Ngoài uống thuốc theo đơn bác sĩ, cần thường xuyên súc họng nước muối loãng (0,9%, tương đương nước canh) 3 giờ/lần (bình thường nên súc 2 lần/ngày lúc sáng dậy và trước lúc đi ngủ).

Nếu thấy có sốt cao (39 độ C trở lên) cần cho uống thuốc hạ sốt, làm mát bằng nước ấm (đối với trẻ nhỏ thì nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2 độ C), lau vào vùng trán, nách, bẹn, rồi khẩn trương đưa đi viện để được bác sĩ chăm sóc sớm, kéo sẽ co giật, mê man, truỵ tim mạch… Quá trình hạ sốt cần cởi bớt quần áo, đặt bệnh nhân ở nơi thoáng khí… Khi thấy bệnh nhân vã mồ hôi cần thay áo và tránh gió lùa kẻo bị nhiễm lạnh ngược.

Liên tục cho bệnh nhân uống nước dung dịch oresol (ORS) để bù nước và điện giải bị mất vì sốt cao (pha 1 gói ORS pha với 1 lít nước chín, hoặc nước pha gạo rang hay nước cháo loãng, nước ép hoa quả…).

Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ thì cần nghiêm túc uống thuốc theo đơn, uống đúng thuốc liều, đúng thời gian theo y lệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị cho trẻ.

Lưu ý là khi viêm họng việc ăn uống khó hơn do vung hong bị sưng đau. Để bệnh nhân bớt mỏi mệt, khó chịu cần cho ăn thức ăn ấm mềm, dễ tiêu, loãng để dễ nuốt, không kích thích niêm mac hong đang bị sưng, xung huyêt. Thực phẩm khuyên dùng là mì, cháo gạo, ngũ cốc, bột gạo, bột yến mạch, rau nấu chín, khoai tây nghiền, sữa chua, pho mát, các loại nước ép… Cần bổ sung các vitamin từ các loại rau xanh và hoa quả tươi mát.

Phòng ngừa viêm họng

– Cần giữ ấm cơ thể nhất là khi thời tiết thay đổi lạnh đột ngột. Khi có việc phải ra đường cần tránh để cơ thể không bị nhiễm lạnh, dính mưa.

– Ra đường mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn tránh gió lạnh cho mặt, mũi, tai. Đeo khẩu trang để giảm tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Tránh nơi khói bụi và nơi ô nhiễm không khí.

– Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi. Vệ sinh răng miệng, họng, hốc mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% ấm. Tắm bằng nước ấm.

– Tránh dùng chung đồ dùng, gần gũi với người bị viêm họng (vi vi rút gây cảm lạnh thông thường có thể lây lan và là nguyên nhân gây viêm họng hay gặp nhất).

– Phòng ngủ cần thoáng mát, nếu dùng máy lạnh thì nhiệt độ thích hợp là trên 26 độ C.

– Cần uống nhiều nước ấm, nước osezol, nước trái cây để ngăn ngừa khô họng, mất nước. Nếu thấy mệt, có thể dùng máy tạo ẩm trong phòng.

Uyển Hương

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *