Đ.ứa t.rẻ bắt đầu khóc rồi nôn ra sữa nhưng chỉ có sữa chảy ra, còn dị vật vẫn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Mới đây, một bà mẹ đến từ Malaysia đã chia sẻ về việc vợ chồng chị đã phải hồi hộp chờ đợi suốt 24 giờ tại 4 bệnh viện khác nhau trước khi các bác sĩ có thể loại bỏ đồng xu 20 cent bị mắc kẹt trong cổ họng con trai (2 t.uổi) của chị.
Câu chuyện này được một tài khoản có tên là Songket Gedungsulam (được cho là người mẹ) đăng lên Facebook kể: “Khoảng 10 giờ tối ngày 4/1 vừa qua, cả nhà tôi đã đi ngủ ngoại trừ chồng tôi. Sau đó, đến 11 giờ, Reza không ngủ nên đi ra ngoài phòng khách tìm bố. Chồng tôi đã ngủ thiếp đi trên ghế sofa trong khi chơi với con. Rồi đột nhiên, Reza vào phòng và vỗ vào tay tôi. Tưởng con buồn ngủ nên tôi bế bé lên giường, nhưng bỗng tôi nhận ra con đang bị khó thở do bị nghẹn bởi một cái gì đó ở trong miệng”.
Theo kết quả chụp X-quang cho thấy có một đồng xu 20 cent nằm trong cổ họng của Reza.
Tức thì, bà mẹ liền cố gắng vỗ vào lưng Reza để dị vật văng ra, nhưng tiếc là không được. Chị liền gọi chồng dậy để giúp đỡ, song mọi nỗ lực đều vô ích. Sau đó, đ.ứa t.rẻ bắt đầu khóc rồi nôn ra sữa mà mình đã uống trước đó. Nhưng chỉ có sữa chảy ra, trong khi dị vật vẫn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Đến 11 giờ 30 phút đêm, bố mẹ b.é t.rai quyết định đưa con đến phòng khám. Trên đường đi b.é t.rai lại tiếp tục nôn ói. Tuy nhiên, bác sĩ ở đây nói rằng máy chụp X-quang của họ bị hỏng và họ giới thiệu gia đình đến Bệnh viện chuyên khoa An-Nur ở Bangi.
Reza đang nằm trong Bệnh viện Kuala Lumpur chờ phẫu thuật.
Đến bệnh viện An-Nur, gia đình b.é t.rai lại tiếp tục chờ 1 giờ đồng hồ nữa để đợi nhân viên chụp X-quang đến. “Kết quả chụp phim cho thấy có một đồng xu 20 cent đang nằm kẹt giữa đường hô hấp và thực quản. Lúc đó là 1 giờ 30 phút sáng, Reza đã lại nôn thêm lần nữa, nhưng một bác sĩ đến nói rằng ở bệnh viện không có thiết bị phù hợp để lấy đồng xu ra. Reza lại tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện chuyên khoa KPJ Kajang”, người mẹ cho biết thêm.
Sau một chuyến hành trình dài, cuối cùng bố mẹ Reza cũng đưa con mình đến được bệnh viện thứ 3. Song ngay tại phòng cấp cứu, dù đã nói ra là đ.ứa t.rẻ bị hóc dị vật cần được phẫu thuật gấp, các nhân viên y tế vẫn nói rằng bệnh viện đã đầy người và bảo họ đến bệnh viện khác.
“Chúng tôi đã rất bực mình khi nghe lời từ chối của nhân viên bệnh viện với lý do không hợp lý, cho đến khi có một người phụ nữ tự xưng là quản lý đến giải thích rằng do họ không có bác sĩ phẫu thuật nhi khoa, nên nhân viên mới nói như vậy”, người mẹ bức xúc cho biết.
Cuối cùng, Reza được các bác sĩ ở KPJ kiểm tra nồng độ oxy và tim. Bác sĩ cho biết mọi thứ đều ổn chỉ có điều b.é t.rai sẽ khó thở một chút. Lúc đó đã là 5 giờ sáng.
Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy được đồng xu ra khỏi cổ họng của Reza.
Đến giờ 8 giờ sáng, gia đình Reza lại một lần nữa di chuyển đến Bệnh viện Kuala Lumpur (HKL). Tại đây, b.é t.rai được lên lịch phẫu thuật vào 6 giờ 30 phút tối ngày hôm đó. Và 10 giờ tối, ca phẫu thuật thành công. Đồng xu đã được loại bỏ.
Sau đó một chuyến hành trình chuyển viện cho con đầy vất vả và lo lắng, mẹ Reza đã khuyên các bậc cha mẹ nên đưa con đến thẳng các bệnh viện lớn nếu con bạn gặp bất kỳ vấn đề gì, vì chị sợ những gì đã xảy ra với gia đình có thể sẽ xảy ra với những người khác.
Đồng thời, mẹ Reza cũng cảnh báo các cha mẹ khác nên cẩn thận với đồng xu trong túi quần túi áo của mình, vì có thể đồng xu mà Reza nuốt phải đã rơi ra từ túi quần chồng chị trong khi anh ấy ngủ quên trên ghế sofa.
Nguồn: W.O.B/Helino
Trẻ hóc dị vật: Xử trí nhanh, tỷ lệ cứu sống trên 90%
Bánh, trái, thạch rau câu, hạt bí, hạt dưa… là những thứ mà hầu như gia đình nào cũng có trong ngày vui xuân, đón Tết. Tuy nhiên, với những gia đình có trẻ nhỏ, phải hết sức chú ý, nếu không trẻ sẽ dễ bị hóc, sặc khi ăn những thứ này. Hóc đường thở là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất đối với t.rẻ e.m.
Chỉ một sơ suất nhỏ, bé không may hóc sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, khi thức ăn chạm vào gốc lưỡi thì đường thở đóng lại, thức ăn sẽ qua thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên, nếu thức ăn xuống quá nhanh khi đường thở vẫn mở thì sẽ trôi xuống và làm tắc đường thở. Ở t.rẻ e.m, phản xạ đóng mở đường thở và đường tiêu hóa chưa được tốt như người lớn, việc hóc dị vật đường thở hay xảy ra. Đặc biệt là ngày Tết. Tai nạn hóc đường thở khiến trẻ có thể t.ử v.ong trong tích tắc.
Ảnh minh họa
Xử lý nhanh nhất có thể
Khi trẻ bị hóc, phụ huynh cần tuyệt đối bình tĩnh và không làm trẻ hốt hoảng, vì khi đó trẻ thường cố nuốt dị vật xuống. Phải thực hiện động tác sơ cứu ngay, bất kỳ ai cũng đừng chần chừ khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật vì sau 4 phút không lấy được dị vật ra ngoài, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tính mạng. Với trẻ nhỏ, phụ huynh đặt bé nằm úp trên cánh tay, tay còn lại vỗ mạnh vào lưng trẻ. Trẻ lớn hơn thì quàng tay quanh ngực, sốc mạnh trẻ về phía sau. Động tác cấp cứu này nếu làm đúng sẽ khiến dị vật văng ra ngoài, tỷ lệ cứu sống lên tới trên 90%.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách sơ cứu để giúp trẻ nôn ói dị vật, nhiều người đã thò tay móc họng làm dị vật lọt sâu thêm, hay có thể làm trầy xước vùng họng gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Nếu trẻ vẫn đang thở bình thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để gắp dị vật ra. Nếu hóc dị vật cứng nhỏ, trẻ có cơ may sống sót cao hơn vì dị vật này có thể rớt vào đường thở nhưng không bít hết. Nhưng khi ăn thạch rau câu to, mềm, trẻ sặc sẽ bị bít chặt đường thở, không ho ra được. Việc gắp cục thạch ra cũng rất khó bởi nó rất trơn.
Hóc dị vật ở trẻ nhỏ là tình trạng rất nguy hiểm nếu không có biện pháp xử trí kịp thời.
Cẩn trọng với dị vật bỏ quên
Thực tế, có nhiều trẻ cũng bị hóc dị vật nhưng ở dạng “hội chứng xâm nhập thoáng qua” nên dễ bị bỏ qua. Biểu hiện khi vừa bị hóc, trẻ khó thở, tím tái, hốt hoảng, khóc thét nhưng sau đó dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì giảm hoặc hết triệu chứng nên nhiều người nhầm tưởng dị vật đã được trôi xuống, bé hết hóc.
Tuy nhiên sau đó, trẻ bị khó thở, ho dai dẳng, sau đó do dị vật vẫn còn nằm trong thực quản, đường thở ép vào thanh quản, khí quản. Biểu hiện ban đầu khò khè, sốt, khàn tiếng, thường rất dễ nhầm với viêm phổi, hen suyễn kéo dài. Có những trường hợp điều trị viêm phổi kéo dài nhiều tháng không đáp ứng, đến khi chụp phim mới thấy ứ khí trong phế quản.Một số dị vật, bác sĩ phải soi mới thấy, chụp phim không phát hiện được các dị vật không cản quang (ví dụ như hạt bí, hạt dưa…). Nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, dị vật sẽ làm áp-xe phổi, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Vì thế, sau cơn ho của trẻ, dù trẻ đỡ triệu chứng, trở lại bình thường thì cha mẹ cũng cần quan sát, theo dõi trẻ, nếu vẫn thấy trẻ húng hắng ho, khò khè thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra chính xác.
Khuyến cáo của bác sĩ
Trong mọi thời điểm, luôn cần để mắt đến trẻ. Nhất là trong ngày Tết, với quá nhiều đồ ăn là các loại hạt nguy hiểm cho trẻ, chỉ 1 phút lơ đãng có thể nguy hiểm cho con bạn. Khi đó, Tết sẽ không còn ý nghĩa. Tốt nhất, cha mẹ không nên cho trẻ ăn thạch, nhất là với trẻ dưới 2 t.uổi bởi phản xạ đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc hoặc dùng thìa dằm nhỏ rồi mới cho trẻ ăn… Cũng cần lưu ý, trẻ rất hay vừa ăn vừa chạy nhảy và rất dễ bị hóc. Vì thế, hãy tập cho trẻ thói quen khi ăn không cười đùa, chạy nhảy.
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thuý (Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội)
Theo SK&ĐS