Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM tiến hành ca mổ u não cho bệnh nhân bằng Robot Modus V Synaptive.
Đây là robot mổ não thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo, hiện đại trên thế giới. Trước đó, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, được ghi nhận là Kỷ lục gia châu Á sau ca mổ đầu tiên với robot này.
Bệnh nhân Đặng Văn S., 49 t.uổi, ở Ninh Thuận, nhập viện trong tình trạng động kinh, đau đầu, yếu liệt nửa người bên trái. Ông được chẩn đoán u ác tính ở não.
Sau xét nghiệm đủ điều kiện phẫu thuật, bệnh nhân được chụp MRI DTI để đ.ánh giá sự tương quan giữa khối u với các bó dẫn truyền thần kinh. Trước một ngày, các bác sĩ thực hiện kế hoạch mổ với robot cho người bệnh này.
Đây là ca mổ thứ 21 được thực hiện với sự trợ giúp của Robot Modus V Synaptive. Ê-kíp ngoài bác sĩ Chu Tấn Sĩ còn có bác sĩ Trần Lương Anh, bác sĩ Phan Vân Đình tham gia phụ mổ. Bác sĩ gây mê Nguyễn Thị Lan Anh, kỹ thuật viên Nguyễn Mạnh Thảo Quyên, kỹ thuật viên dụng cụ Nguyễn Tấn Đức hỗ trợ vòng trong và Lê Phạm Uyên Kha hỗ trợ vòng ngoài.
“Bệnh nhân được gây mê nội khí quản tại phòng mổ. Một số ca phẫu thuật với Robot Modus V Synaptive có thể không cần gây mê, bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện với y bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân S. được đ.ánh giá không phù hợp mổ tỉnh. Gây mê là lựa chọn an toàn nhất”, bác sĩ Chu Tấn sĩ đ.ánh giá.
“Trước khi bệnh nhân vào phòng mổ, kỹ thuật viên đã khởi động robot, điều chỉnh các thông số. Tôi ngồi vào ghế, bắt đầu kiểm tra một lượt tất cả dụng cụ mổ. Thật may vì tôi có ê-kíp tuyệt vời. Họ chuẩn bị rất chu đáo, đầy đủ, hầu như tôi không phải chờ đợi bất cứ dụng cụ nào khi cần thiết”, bác sĩ Sĩ nói.
Trước khi mổ, bác sĩ sẽ cho “đôi mắt robot” nhận diện những “đôi mắt phụ” của chúng đang được gắn lên dụng cụ phẫu thuật. Những thiết bị này thực chất là quả cầu nhựa được phủ lớp cản quang.
“Sau thao tác này, chỉ cần tôi rà cây bút có gắn “đôi mắt” đến đâu, “cánh tay robot” gắn camera phóng đại sẽ lần theo đến đó”, bác sĩ Sĩ vừa nói vừa hướng dẫn.
Cánh tay robot chứa chip điện từ thông minh, gồm kính hiển vi, camera điều khiển bởi giọng nói, tay chân phẫu thuật viên hoặc lập trình sẵn trước mổ. Cánh tay này sẽ đi theo bất cứ nơi vào có gắn “đôi mắt” mà nó đã nhận diện trước đó. Sau thao tác nhận điện dụng cụ mổ và định vị khu vực mổ, robot lúc này đã nắm được chắc chắn vị trí khối u, đường mổ thuận lợi nhất theo kế hoạch đã được vạch sẵn.
Bệnh nhân được che chắn lại toàn bộ vùng mắt trở xuống. Bác sĩ phẫu thuật chỉ nhìn thấy và thao tác mổ với vùng sọ trong phẫu trường với bán kính khoảng 4 cm. Một đường dao được rạch cẩn thận trên vùng da đầu. Hộp sọ được mở ra. Phẫu thuật viên tiếp tục rạch thêm đường dao để mở lớp màng não.
Kỹ thuật viên bên ngoài điều chỉnh độ phóng đại 50% trên màn hình từ “bụng robot”. Lúc này, phẫu thuật viên có thể nhìn thấy rõ từng mao mạch. Bác sĩ Sĩ cho biết trước đó, bác sĩ phải được đào tạo liên tục và thực hành trên xác nhiều lần mới có thể tiến hành thuần thục khả năng “tay phẫu thuật một nơi, mắt nhìn màn hình nơi khác “.
Màn hình bên trái là hình ảnh mô phỏng phim MRI có vị trí khối u. Phần màu cam là khối u trong não. Phần được tô nhiều màu sắc là các bó sợi thần kinh. Nếu phẫu thuật viên can thiệp ngoài vùng khối u, chạm vào bó sợi thần kinh này, robot sẽ lập tức phát tín hiệu cảnh báo.
Tay trái bác sĩ cầm ống hút gắn bút định vị có đường kính 3 mm. Trong suốt cuộc mổ, những “đôi mắt định vị” này sẽ xác định ống hút đang ở vị trí nào của khối u, từ đó giúp người mổ điều chỉnh đường đi đúng hướng. Tay phải bác sĩ cầm dụng cụ mổ tích hợp thực hiện gắp, cắt khối u và cầm m.áu. Nếu u nhỏ, bác sĩ sẽ nhanh chóng gắp ra ngoài. Nếu kích thước to, khối u được cắt nhỏ và gắp ra lần lượt.
Một phần nhỏ của khối u được gắp ra ngoài.
Bác sĩ sẽ lấy hết toàn bộ khối u trong não người bệnh một cách nhanh chóng nhờ màn hình phóng đại có độ phân giải cao. Với sự hỗ trợ thông minh từ robot, bác sĩ sẽ thực hiện cuộc mổ theo lập trình có sẵn, từng mao mạch thần kinh, kể cả não người bệnh cũng hiện ra rõ ràng.
Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra lại toàn bộ phẫu trường lần cuối để đảm bảo toàn bộ khối u đã được lấy ra, trước khi cầm m.áu và khâu lại màng não bằng chỉ tự tiêu. Bác sĩ sử dụng nẹp vít cố định nắp sọ trở lại vào trong hộp sọ người bệnh.
Thao tác cuối cùng là may lại da đầu và vệ sinh lại vùng đầu, tóc cho người bệnh trước khi băng đầu.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ bàn giao bệnh nhân cho nhân viên phòng hồi sức. Tại đây, bệnh nhân được điều dưỡng chăm sóc toàn diện. Khi bệnh nhân tỉnh, có thể tự thở sẽ được, điều dưỡng sẽ rút ống thở. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phụ trách gây mê cho bệnh nhân – đ.ánh giá bệnh nhân sẽ tỉnh lại trong khoảng 25-30 phút sau mổ.
Bác sĩ Sĩ cho biết nếu bệnh nhân được cho tỉnh sớm quá, não có thể bị phù. Thông thuờng, bệnh nhân có thể tỉnh lại chỉ trong thời gian ngắn sau mổ. Khối u sẽ được gửi xét nghiệm tế bào học để xác định lành tính hay ác tính.
Bác sỹ… robot
Các bệnh viện chuyên sâu tuyến cuối của TPHCM đang tạo ra những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo vào nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần đặt những nền móng vững chắc để xây dựng thành phố trở thành “Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực các nước Đông Nam Á” theo định hướng của UBND TPHCM.
Cả ê kíp phẫu thuật vui mừng sau khi ca mổ đầu tiên bằng robot Modus V Synaptive thành công. Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115
Mổ giỏi hơn… người
Sự thành công của ca phẫu thuật u não bằng hệ thống robot Modus V Synaptive tại bệnh viện Nhân Dân 115 (TPHCM) trong năm 2019 là dấu ấn quan trọng trên bản đồ y khoa thế giới. Bệnh viện này là cơ sở khám chữa bệnh đầu tiên ở châu Á triển khai hệ thống robot Modus V Synaptive vào phẫu thuật thần kinh, sọ não. Bệnh nhân được phẫu thuật là một phụ nữ 67 t.uổi, quê ở huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh), nhập viện với triệu chứng đau đầu, nói khó khăn, tay chân phải bị yếu…
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ (Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115) và ê kíp đang phẫu thuật bằng robot Modus V Synaptive
Sau khi thăm khám, xét nghiệm và khảo sát cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u não ở vùng trán đính (T) khoảng 2cm, cách vỏ não khoảng 1,5 – 2cm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Khối u kích thước rất nhỏ, đơn độc. Các phẫu thuật thông thường sẽ “vén” não tìm tổn thương và sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh cho người bệnh. Sau khi thăm khám, hội chẩn đ.ánh giá các chức năng cần thiết, các chuyên gia nhận định người bệnh nằm trong giới hạn cho phép được phẫu thuật bằng robot để lấy khối u và tránh các tổn thương lên não.
Dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị, robot Modus V Synaptive và GS Amin Kassam (Phó chủ tịch Viện Phát triển thần kinh Aurora – Hoa Kỳ), ê kíp phẫu thuật của bệnh viện gồm 3 bác sĩ Chu Tấn Sĩ (Trưởng khoa Ngoại – Thần kinh); Lưu Kính Khương (Trưởng khoa Gây mê hồi sức) và Nguyễn Văn Tuấn(Phó Trưởng khoa Ngoại – Thần kinh) đã bóc tách lấy ra khối u từ trong não bộ của bệnh nhân mà gần như không gây tổn thương đến cấu trúc não kế cận.
Đặc biệt hơn, ca mổ chỉ kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút, sớm hơn dự kiến 2 giờ và nhanh hơn rất nhiều so với mổ bằng kính vi phẫu cổ điển thường phải mất khoảng 4 giờ. Và, chỉ sau 2 tiếng được phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, sức khỏe ổn định…
Modus V Synaptive trang bị trong ca phẫu thuật nói trên là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh. Hệ thống được ứng dụng tại Mỹ từ năm 2015 và chỉ 3 năm sau được đưa về bệnh viện Nhân dân 115 với thế hệ thứ hai, có tính năng vận hành nhanh và độ chính xác cực cao. Hệ thống robot nói trên do Canada sản xuất chuyên dùng trong phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến sọ não và cột sống.
So với hai hệ thống robot Da Vinci và Rosa, Modus V Synaptive có ưu thế hơn khi trực tiếp chụp ảnh MRI từng phần trên cơ thể bệnh nhân, sau đó hướng dẫn phẫu thuật viên thực hiện với độ chính xác rất cao trong vị trí phẫu thuật, hạn chế tổn thương phần mềm xung quanh. Đường mổ nhỏ, phù hợp với các ca can thiệp về thần kinh sọ não đòi hỏi sự chuẩn xác đến cực tiểu. Đến thời điểm này, bệnh viện Nhân dân 115 đã triển khai phẫu thuật robot Modus V Synaptive thành công cho hơn 10 trường hợp bệnh lý u não, u tủy sống và chưa xảy ra biến chứng sau mổ.
Nhanh chóng làm chủ công nghệ
Phẫu thuật nội soi robot (robotic surgery) được thực hiện đầu tiên ở Mỹ từ cuối thập niên 1980. Hiện nay, phẫu thuật robot đã trở thành phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, đi đầu trong việc ứng dụng robot vào phẫu thuật là bệnh viện Bình Dân (TPHCM).
Bệnh viện này đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi robot trên bệnh nhân là người lớn đầu tiên vào tháng 11/2016 và được Bộ Y tế đ.ánh giá là thành tựu y khoa của Việt Nam. Bệnh nhân đầu tiên là một người đàn ông 64 t.uổi quê ở Quảng Ngãi được robot phẫu thuật cắt khối u đại trực tràng với sự hỗ trợ của các chuyên gia phẫu thuật nước ngoài. Đến nay, chỉ sau 4 năm, các bác sĩ Việt Nam đã tự tin làm chủ công nghệ phẫu thuật này.
Hiện nay, tại bệnh viện Bình Dân, nhiều bệnh lý được chỉ định phẫu thuật bằng robot. Phương pháp nói trên đặc biệt hiệu quả trong phẫu thuật điều trị u nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thận ứ nước, teo đường mật, bắc cầu động mạch vành, chỉnh sửa van tim… Các bệnh nhân được phẫu thuật bằng robot tại bệnh viện Bình Dân đến nay đều phục hồi sức khỏe rất tốt.
Trong một lần tháp tùng lãnh đạo Thành ủy TPHCM đến thăm bệnh viện Bình Dân, chúng tôi khá bất ngờ khi chứng kiến bác sỹ mổ chính trong một ca phẫu thuật bằng robot cứ như đang… chơi game thực tế ảo. Ông không đứng hay ngồi sát bàn mổ, trực tiếp cầm dao như thông thường mà ngồi ở bàn điều khiển đặt ở góc phòng mổ, cách bàn mổ khoảng 4m. Bác sĩ quan sát trên màn hình, hai tay thao tác cần điều khiển một cách khéo léo. Dưới chân bác sĩ mổ chính còn có bộ phận điều khiển khác.
Tương ứng với mỗi cử động tay và chân của bác sĩ tại bàn điều khiển, cánh tay robot sẽ thực hiện chính xác các y lệnh và trực tiếp mổ cho bệnh nhân. Trong lúc bác sĩ chính thao tác trên các cần điều khiển, các bác sĩ khác trong ê kíp sẽ hỗ trợ cánh tay robot phẫu thuật như thay dụng cụ, thay dao mổ, hút dịch,… theo y lệnh của bác sĩ mổ chính. Tất cả các hoạt động trong phòng mổ diễn ra nhịp nhàng và chính xác cao độ.
Tại Việt Nam, bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) là bệnh viện thứ ba triển khai phẫu thuật nội soi bằng robot (chỉ sau Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) và Bệnh viện Bình Dân TPHCM) vào điều trị ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư đại – trực tràng, ung thư phổi, cắt nang ống mật chủ, tạo hình khúc nối bể thận -niệu quản, ung thư gan,… Đây là robot Da Vinci do Mỹ sản xuất. Robot phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy đã phát triển đến thế hệ thứ tư với bốn cánh tay phẫu thuật, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D…
Robot phẫu thuật Da Vinci cho phép bác sĩ quan sát rõ cấu trúc giải phẫu của các cơ quan qua màn hình 3D, chất lượng hình ảnh chuẩn HD với độ phóng đại 12 lần. Trong khi đó, các hoạt động của cánh tay máy có thể thao tác ở những vị trí sâu, khó trong cơ thể. Robot còn có khả năng bóc tách khối u và khâu nối một cách tỉ mỉ…
Ưu thế vượt trội
Theo TS.BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, hệ thống robot phẫu thuật khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi và mổ hở truyền thống. Mổ bằng robot, bệnh nhân ít bị mất m.áu, được điều trị triệt để và giảm được đáng kể các tai biến, biến chứng… Ngoài ra, bệnh nhân ít chịu đau đớn bởi vết mổ ngắn, có thẩm mỹ tốt hơn đồng thời sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục và sớm xuất viện. Phẫu thuật bằng robot đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh lý mà các kỹ thuật mổ khác chưa hoàn thiện như ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư trực tràng…