Bệnh ung thư vú, ung thư nội tiết, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng… đều là các loại ung thư có mối liên quan đến ô nhiễm thực phẩm.
Bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa ở nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư như ô nhiễm môi trường, yếu tố di truyền… Trong đó, ô nhiễm thực phẩm cũng được liệt kê là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
Nhiều nghiên cứu ung thư học đã chỉ ra rằng, vấn đề dinh dưỡng chiếm 35% trong tất cả các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Trong đó, bệnh ung thư vú, ung thư nội tiết, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng… đều là các loại ung thư có mối liên quan đến ô nhiễm thực phẩm.
TS. Nguyễn Văn Hiếu (Bộ môn Ung thư, Trường ĐH Y Hà Nội) cho hay, mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và ung thư được thể hiện ở 2 khía cạnh chính, đó là:
– Sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, đồ uống…
– Có một số chất trong thực phẩm cũng có vai trò làm giảm nguy cơ gây ung thư.
Các chất gây ung thư có trong thực phẩm
1. Nitrosamin
Nitrosamin và các hợp chất N-nitroso khác là những chất gây ung thư đã được thực nghiệm ở trên động vật. Theo TS. Nguyễn Văn Hiếu, các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamine cao và có thể sinh bệnh ung thư vòm mũi họng.
2. Aflatoxin
Aflatoxin là một loại chất độc được sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus flavus. Khi quan sát bằng mắt thường, nấm aspergillus thường có màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu.
Tổ chức y tế Thế giới WHO khuyến cáo, aflatoxin thường tìm thấy trong hầu hết các loại cây lương thực chính như các loại hạt, ngũ cốc bị mốc.
Aflatoxin là một chất gây ra bệnh ung thư gan. Tổ chức y tế Thế giới WHO khuyến cáo, aflatoxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người và động vật vì chúng được tìm thấy trong hầu hết các loại cây lương thực chính như các loại hạt, ngũ cốc bị mốc
3. Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm
Nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học phương Tây nhận thấy việc sử dụng phẩm nhuộm thực phẩm có thể chứa paradimethyl amino benzene – chất gây ra ung thư.
Chất paradimethyl amino benzene dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan. Hiện tại, việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thức ăn ở nước ta còn chưa được quản lý nghiêm ngặt vì thế tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư.
Để phòng tránh, TS. Nguyễn Văn Hiếu khuyên mọi người cần tránh mua các thức ăn có màu sắc sặc sỡ hoặc nghi ngờ có sử dụng phẩm màu không cho phép. Trong quá trình nấu ăn tại nhà, các bà nội trợ chỉ nên dùng các màu sắc tự nhiên để chế biến đồ ăn như màu đỏ của cà chua, gấc; màu vàng của nghệ.
Ngoài phẩm nhuộm thực phẩm thì thuốc trừ sâu cũng được coi là nguyên nhân gây ngộ độc cấp tính và ung thư. Chính vì thế vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu thụ rau sạch rất cần được quan tâm.
4. Nấu nướng và bảo quản thực phẩm sai cách
TS. Nguyễn Văn Hiếu cho hay: “Có một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…”
Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen.
5. Chất béo và thịt
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật và bệnh ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân chủ yếu là do đồ ăn nhiều mỡ hoặc thịt có thể gây tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.
Các nhà khoa học đã chứng minh tỷ lệ t.ử v.ong do mắc ung thư vú tăng theo mức tiêu thụ mỡ.
Một số chất trong thực phẩm cũng có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư
TS. Nguyễn Văn Hiếu cho biết, hoa quả và rau xanh là 2 loại thực phẩm có thể giúp chúng ta phòng tránh nguy cơ ung thư. Chủ yếu là do trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ.
Các chất xơ làm hạn chế sinh ung thư do chúng thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hóa, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân chất xơ có thể gắn và cố dịnh các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ thể.
Các loại vitamin A, C, E có nhiều trong hoa quả, rau xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi… thông qua quá trình oxy hóa, chống đột biến gen. Đặc biệt các loại rau thơm và rau gia vị với các thành phần chống oxy hóa (carotene, vitamin C…) và các tinh dầu không chỉ kích thích tiêu hóa mà còn hạn chế và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Các loại vitamin A, C, E có nhiều trong hoa quả, rau xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Từ đó có thể thấy rất rõ, chế độ dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư, nhưng để chúng gây hại hay có lợi cho cơ thể là do sự lựa chọn của chính bạn.
Để phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh khác, TS. Nguyễn Văn Hiếu khuyến cáo mỗi người nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm các hóa chất gây ung thư trong thức ăn. Hãy thực hiện chế độ ăn cân đối hợp lý, tránh đồ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, đồng thời tăng cường tiêu thụ trái cây và rau xanh.
4 loại cá bác sĩ dinh dưỡng khuyên chớ ăn dù một miếng, có loại là chất gây ung thư
Thịt cá luôn được coi là một thành phần bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc (2016) khuyên mọi người nên thường xuyên ăn 280g-525g thịt cá mỗi tuần.
Tạp chí dinh dưỡng Advance in Nutrition của Đại học Oxford cũng đã công bố một đ.ánh giá cho rằng ăn nhiều cá có tác động tích cực đến các bệnh chuyển hóa tim mạch, thậm chí làm giảm chứng trầm cảm và giảm nguy cơ ung thư gan. Mặc dù nhiều người biết rằng ăn cá là tốt, nhưng lại dùng sai phương pháp, không chỉ làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí biến cá thành chất độc, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
3 lợi ích quan trọng khi ăn cá đều đặn
Thịt cá được các chuyên gia dinh dưỡng đ.ánh giá cao, một phân tích tổng hợp giữa ăn cá và 40 bệnh mãn tính cho thấy rằng, việc ăn lượng cá thích hợp có thể giúp giảm 3 rủi ro chính:
– Giảm nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch
Những người thường xuyên ăn cá từ 2-5 lần mỗi tuần có nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch vành thấp hơn đến 21% so với những người ăn cá ít hơn 3 lần mỗi tháng. Điều này là do thịt cá rất giàu axit béo omega-3, đây là một loại axit béo không bão hòa có thể làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride mật độ thấp trong m.áu, ngăn ngừa huyết khối, tăng cường tính đàn hồi, bảo vệ mạch m.áu và giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
– Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Nghiên cứu cho thấy người cao t.uổi ăn cá ít nhất một lần một tuần, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và rối loạn chức năng nhận thức. Điều này là do cá rất giàu DHA, là thành phần chính của sự tăng trưởng và duy trì các tế bào thần kinh. Đồng thời có thể thúc đẩy sự hình thành mạng lưới thần kinh và đẩy nhanh việc truyền thông tin. Ngoài ra, ăn cá cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các tế bào não bị tổn thương.
– Giảm nguy cơ ung thư ruột và ung thư gan
Theo khảo sát của 476.000 người trong 15 năm, so với những người không ăn cá hoặc ăn ít cá, những người ăn nhiều cá mỗi năm có nguy cơ mắc ung thư ruột thấp hơn 12%. Lý do đằng sau có thể liên quan đến việc cá rất giàu muối vô cơ, vitamin và axit béo không bão hòa, phốt pho, canxi, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B1 và niacin. Trong số đó, vitamin A có thể bảo vệ chức năng miễn dịch của con người và vitamin B1 là một hoạt chất quan trọng giúp duy trì chức năng bình thường của hệ tiêu hóa.
4 loại cá khuyên không nên ăn
Thịt cá tốt, nhưng tại sao lại trở thành “chất độc”? Trên thực tế, vấn đề nằm ở cách nấu ăn. Có 5 loại cá dưới đây, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ tiêu hóa, ví dụ như giáo sư Yu Kang – Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh, khuyên bạn nên ăn ít.
1. Cá sống
Ông Lãnh ở Quảng Tây, Trung Quốc đã phát hiện mắc bệnh ung thư gan, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện bị sán lá gan. Hóa ra ông Lãnh thích ăn gỏi cá sống trong hơn 20 năm. Trong khi đó, sán lá gan có thể sống từ 20-30 năm. Khi hoạt động ở vùng gan mật, nó sẽ gây ra viêm ống dẫn mật, tăng sản mô xơ và xơ hóa tế bào gan. Khoảng một phần ba bệnh nhân có thể đã bỏ qua tình trạng này vì họ không có triệu chứng rõ ràng.
Trong cuộc sống, sán lá gan chủ yếu đến từ cá và tôm nước ngọt, vì vậy hãy nhắc nhở mọi người ăn càng ít cá sống càng tốt. Đối với những người thích ăn cá sống, nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, để tránh mắc bệnh sán lá gan.
2. Cá muối kiểu Trung Quốc
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê cá muối kiểu Trung Quốc là một trong những chất gây ung thư, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng ăn 1kg cá muối mặn bằng hút 250 điếu thuốc. Lý do là thực phẩm được bảo quản rất nhiều nitrite và là chất gây ung thư loại 2A. Ăn cá muối trong thời gian dài, có thể làm giãn mạch m.áu và tăng nguy cơ ung thư.
23. Cá chiên, nướng trên lửa quá lâu
Cá sau khi nướng hoặc chiên nhiều lần, chất béo trong thịt cá sẽ bị oxy hóa một lượng lớn, tạo ra các chất có hại như benzopyrene. Tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ suy tim hoặc ung thư thực quản. Sau một thời gian dài nướng ở nhiệt độ cao, một lượng lớn protein, vitamin, khoáng chất trong cá dễ bị phá hủy, ảnh hưởng đến sự hấp thụ trong cơ thể con người, dễ làm tăng purin, không tốt cho bệnh nhân gút.
4. Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như một số loài cá biển sâu. Ăn cá chứa nhiều thủy ngân thường không gây quá lớn phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể con người, dễ hấp thụ qua da, đường hô hấp và đường tiêu hóa, tiêu thụ lâu dài có thể gây nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng, răng mà còn có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thận.