Các bác sĩ tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã phẫu thuật thành công, đưa thai nhi bị dây rốn thắt nút ra ngoài an toàn.
B.é t.rai khoẻ mạnh, nặng 3300 gr. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sản phụ mang thai lần 1, thai 37 tuần 3 ngày, khám thai ngày 19/6 tại khoa sản 2 Bệnh viện Thanh Nhàn. Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện, thai bị dây rau thắt nút, nếu không nhanh chóng xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, sản phụ được chỉ định nhập viện và phẫu thuật lấy thai.
Ngày 19/6, sau 30 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã thành công đưa b.é t.rai nặng 3300 gr ra ngoài. Bé khoẻ mạnh, dây rau thắt nút 1 vòng.
Các bác sĩ cho biết, dây rốn là sự sống của thai nhi vì làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Tuy nhiên, nếu dây rốn thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé có thể t.ử v.ong ngay trong bụng mẹ.
Hiện nay, việc chẩn đoán dây rốn thắt nút trước sinh vẫn vô cùng khó khăn, kể cả với những chuyên gia đầu ngành. Từ năm 2018 đến nay, khoa sản 2 Bệnh viện Thanh Nhàn đã phát hiện và xử trí thành công 5 ca dây rau thắt nút.
Việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó. Người mẹ chỉ có thể chẩn đoán thai nhi gặp phải hiện tượng dây rốn thắt nút bằng việc siêu âm 4D và ở những tuần đầu thai kỳ. Lúc này thai nhỏ và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn, dây rốn dài hơn và em bé cũng lớn hơn, rất khó nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút. Do đó, sản phụ được khuyến cáo theo dõi cử động thai mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ, đến khám để đ.ánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện các dấu hiệu cử động thai ít hoặc yếu, bụng trồi, không tròn.
Hy hữu: Sản phụ sinh đôi với 1 bé còn nguyên trong túi ối
Thông thường, túi ối sẽ bị vỡ dưới tác dụng của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ vì thế một em bé chào đời mà còn nguyên túi ối bao quanh là điều hiếm gặp
Hai bé sinh đôi với 1 bé còn nguyên trong bọc ối.
Ngày 5/6/2020, các bác sĩ Khoa Sản Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật lấy thai cho sản phụ Trần Thị Bích N. 29 t.uổi. Được biết sản phụ mang thai đôi và thai được 36 tuần 6 ngày.
Điều đặc biệt của ca phẫu thuật lấy thai là sau khi phẫu thuật cho bé thứ nhất chào đời, đến bé thứ 2 vẫn còn nằm nguyên trong bọc ối. Các bác sĩ đã rạch túi nước ối đưa em bé ra và cắt dây rốn. Hai bé chào đời gồm 1 trai, 1 gái khỏe mạnh với cân nặng lần lượt là 3.3 kg và 1.7 kg
Theo BS CKII. Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện cho biết, thông thường khi trẻ sinh ra là túi ối cũng sẽ vỡ luôn dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn trong quá trình phẫu thuật, thế nên một em bé chào đời mà còn nguyên túi ối bao quanh là điều hiếm gặp hơn nữa lại là một trường hợp thai đôi.
Hai bé sinh đôi trong bọc ối ở BV Sản Nhi Quảng Ninh.
Trước đó vào tháng 1/2020, tại BV Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật mổ lấy thai cho một cặp sinh đôi còn nguyên bọc ối.
Sản phụ là chị Bùi Thị D. nhập viện trong tình trạng song thai ivf 37 tuần, xuất hiện đau bụng cơn, được gia đình cho nhập viện kiểm tra. Đến 8h40 phút ngày 15/01/2020, thai phụ xuất hiện tình trạng ối vỡ non, được chỉ định Phẫu thuật mổ lấy thai.
Kíp phẫu thuật hoàn toàn bất ngờ, thích thú khi các bé song sinh của sản phụ ra đời với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh trẻ. Theo quan niệm dân gian, sinh bọc điều là dấu hiệu của may mắn. Những đ.ứa t.rẻ đặc biệt này sẽ luôn được số phận bảo vệ, che chở suốt cuộc đời giống như túi nước ối bao bọc cho chúng suốt thai kỳ.
Về mặt sản khoa, khi thai nhi được “sinh mổ bọc điều”, thai nhi đã được che chở suốt quá trình phẫu thuật bởi nước ối mà không bị sang chấn.