Tuy đây là hiện tượng hiếm gặp, nhưng các mẹ bầu rất không nên chủ quan bởi nó thể gây ra nguy hiểm khôn lường cho thai nhi.
Dây rốn có cấu trúc giống như một cái ống hẹp, kết nối giữa em bé với nhau thai. Nó không chỉ là sợi dây luân chuyển sự trao đổi m.áu giữa thai nhi và nhau thai, mà dây rốn còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và loại bỏ các chất thải cho em bé.
Dây rốn bắt đầu hình thành khi thai nhi được 5 tuần. Nó sẽ dài từ từ cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Khi đó, dây rốn có chiều dài trung bình từ 55 – 60 cm. Dây rốn chứa ba mạch m.áu: hai động mạch và một tĩnh mạch.
– Tĩnh mạch mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai lấy từ m.áu của mẹ chuyển qua cho em bé.
– Hai động mạch vận chuyển chất thải của em bé đến nhau thai (nơi chất thải được chuyển vào m.áu và được xử lý bởi thận của mẹ).
Có rất nhiều vấn đề bất thường về dây rốn, như: dây rốn nén, dây rốn thắt nút, dây rốn quá dài hoặc quá ngắn, n.hiễm t.rùng dây rốn… Nhưng dây rốn xoắn, tuy là hiện tượng hiếm gặp, nhưng nó lại cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở.
Dây rốn xoắn rất nhiều vòng sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi (Ảnh minh họa).
Mới đây, mẹ N.M chia sẻ mình vừa đối mặt với hiện tượng dây rốn xoắn: “ Em muốn nói với các mẹ là càng về cuối thai kì càng không được phép chủ quan nhé. Em đi khám thai 38 tuần vì tính mổ chủ động lúc 38,5 tuần mà đi khám rồi phải mổ luôn vì tim thai cao. Bác sĩ nói t.iền suy thai và khẳng định dây rốn gặp vấn đề. Tuần trước siêu âm con em được 2,8kg. Thế rồi sinh ra được có 2,5kg. Và chính xác nguyên nhân gây sụt cân là vì dây rốn bị xoắn lại, hạn chế dinh dưỡng từ mẹ sang con. Cũng may mẹ con em an toàn rồi“.
Dây rốn xoắn là gì?
Dây rốn xoắn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Nó được coi là một biến chứng rất nghiêm trọng khi mang thai, gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi.
Dây rốn xoắn xảy ra bởi nhiều yếu tố, có thể là do dây rốn dài hơn bình thường nên hay bị vướng vào chân, cánh tay cổ của bé, rồi bị xoắn. Hoặc mẹ bị đa ối, nên có thêm không gian trống để dây di chuyển. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn.
Dây rốn xoắn nguy hiểm như thế nào?
Thông thường, khi bị dây rốn xoắn, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao để tránh những biến chứng trong thai kỳ và cũng như trong quá trình sinh nở. Dây rốn xoắn sẽ gây nguy hiểm như sau:
1. Không có các cơn đau chuyển dạ
Các sản phụ có dây rốn xoắn sẽ ít có các cơn co thắt chuyển dạ hơn so với các mẹ có dây rốn bình thường, hoặc cổ tử cung mở sớm. Điều này thường xảy ra khi có sự không cân xứng giữa xương chậu mẹ và kích thước của đầu em bé.
Khi phát hiện ra thai nhi có dây rốn xoắn chặt, các bác sĩ đều phải nhanh chóng thực hiện ca mổ khẩn cấp để tránh tình hình ngày càng tồi tệ, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi (Ảnh minh họa).
2. Suy thai
Có những trường hợp thai nhi có dây rốn xoắn rất chặt, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho bé, khiến nhịp tim của thai nhi tăng cao hoặc hạ thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thai c.hết lưu. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ khẩn cấp trước khi tình hình trở nên tồi tệ, và trước khi em bé nuốt phải phân su gây ra các vấn đề về phổi.
3. Nhau thai bong tách sớm
Biến chứng nghiêm trọng này xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Điều này gây sự c.hảy m.áu bên trong cho người mẹ, cũng như làm gián đoạn việc cung cấp m.áu và oxy cho bé.
Dây rốn xoắn tuy có vẻ nguy hiểm đối với thai nhi. Nhưng với việc khám thai đều đặn, làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ, chắc chắn cả mẹ và bé sẽ có một thai kỳ an toàn và một cuộc “vượt cạn” thành công.
Theo Helino
Sản phụ Nga t.ử v.ong do kíp đỡ đẻ giật mạnh dây rốn đến rách cả tử cung, bác sĩ có thể đối diện với án tù
Thay vì có biện pháp để tránh gây đau đớn cho sản phụ thì bác sĩ lại dùng tay giật mạnh dây rốn để kéo nhau thai ra ngoài khiến tử cung của người mẹ bị rách và gần như lôi ra ngoài.
Vụ việc xảy ra từ hồi tháng 3 nhưng mới đây các nhà chức trách mới đưa ra xét xử, vị bác sĩ có thể phải đối mặt với án tù 3 năm vì tội ngộ sát. Sự việc trở nên rùm beng khi gia đình tỏ ra phẫn nộ đòi lại công bằng cho thai phụ, khi đội ngũ y tế chính thức bị khiển trách và các quan chức y tế Nga vào cuộc điều tra để đi đến kết luận chính xác về cái c.hết của bệnh nhân.
Theo Daily mail, Alisa Tepikina, 22 t.uổi, sống tại Nizhneserginskaya, khu vực Sverdlovsk (Nga) đã có ca vượt cạn an toàn, cô thậm chí còn nở một nụ cười tươi sau khi nhìn thấy con cất tiếng khóc chào đời. Thế nhưng, chỉ một vài phút sau khoảnh khắc hạnh phúc ấy, Alisa đã hét lên một tiếng “kinh thiên động địa” rồi t.ử v.ong.
Alisa Tepikina có một thai kỳ bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo đó, nữ hộ sinh đỡ đẻ cho Alisa phát hiện nhau thai không tách ra khỏi tử cung của Alisa như các ca sinh thông thường. Cô không biết xử lý như thế nào nên gọi một bác sĩ sản khoa đến, tuy nhiên, thay vì làm gì đó để tránh gây đau đớn cho sản phụ thì anh ta lại dùng tay giật mạnh để nhau thai bung ra nhưng hành động thô bạo đó của bác sĩ đã khiến tử cung của Alisa bị rách.
Cha của Alisa, ông Dmitry Malyukov (47 t.uổi), kể lại giây phút ám ảnh: “Sau khi cháu gái tôi chào đời, chúng tôi đã được thông báo về việc nhau thai không bong ra. Nữ hộ sinh đã đi gọi một bác sĩ sản khoa 27 t.uổi và anh ta dùng tay kéo dây rốn để lấy nhau thai ra một cách thô bạo. Con gái tôi đau khổ gào thét trong đau đớn nhưng họ không thèm bận tâm”.
“Bác sĩ sản khoa đã dùng tay giật dây rốn bằng lực rất mạnh. Con gái tôi hét lên rất to, cảm giác như cả bệnh viện có thể nghe thấy. Cứ như thể đó là màn t.ra t.ấn thời trung cổ. Con gái tôi bị lôi cả tử cung ra, bị mất m.áu và rơi vào trạng thái hôn mê”.
Alisa Tepikina và chồng.
Ngay sau hành động của bác sĩ, Alisa bị ngưng tim và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình cô đã cố gắng gọi một chiếc trực thăng để đưa sang bệnh viện khác lớn hơn nhưng tình trạng đã quá nguy cấp. Các bác sĩ phẫu thuật được điều động đến khâu lại tử cung và các bộ phận bên trong bụng Alis nhưng không còn hy vọng.
Sau khi con chào đời, chồng của Alisa, anh Nikolay Tepikin (22 t.uổi) đã đưa em bé đến bệnh viện khác vì có một vết thương nhẹ ở cổ.
Con của Alisa cũng bị thương nhẹ ở cổ.
Ủy ban điều tra Nga xác nhận đây một vụ án “đặc biệt nghiêm trọng” và lập tức vào cuộc điều tra. Cuối cùng, các nhà chức trách xác định nguyên nhân khiến Alisa là do quá đau đớn dẫn đến ngưng tim. Đại diện cơ quan y tế khu vực Sverdlovsk nói với mẹ của Alisa rằng đội ngũ y tế của bệnh viện đã phải chịu hình phạt kỷ luật là “khiển trách”.
Tuy nhiên, bà Svetlana Malyukova, 42 t.uổi, mẹ của Alisa, nói với Komsomolskaya Pravda rằng: “Chúng tôi sẽ chứng minh tội lỗi của họ và họ sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt thực sự. Khiển trách là quá nhẹ trong trường hợp này”.
Mới đây, Ủy ban điều tra Nga đã đưa vụ án ra xét xử, mặc dù chưa có phán quyết cuối cùng nhưng vị bác sĩ có hành động thô bạo dẫn đến cái c.hết của Alisa có thể phải đối mặt với mức án 3 năm tù giam.
(Nguồn: Daily mail)
Theo Helino