Cứ ngỡ loại quả nhỏ bé này chỉ để ăn cho vui nhưng không phải vậy, với người Trung Quốc đây lại là trái cây “vàng” mùa hè và có tác dụng trị rất nhiều bệnh.
Cứ đến tháng 6, tháng 7 hàng năm, người Việt lại được chiêm ngưỡng những cây quất hồng bì căng mọng, vàng óng trĩu cành. Khi ăn, quất hồng bì vừa thơm thơm lại có vị chua thanh thanh nên được coi là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều người.
Cứ ngỡ loại quả nhỏ bé này chỉ để ăn cho vui nhưng không phải vậy, với người Trung Quốc đây lại là trái cây “vàng” mùa hè và có tác dụng trị rất nhiều bệnh.
Đông Y Việt Nam bao đời nay cũng luôn lưu truyền các bài thuốc trị bệnh từ quả quất hồng bì. Đây là những bài thuốc lành tính và hiệu quả cao. Có thể nói hiếm có loại thuốc bổ nào lại đa năng như nó bởi vừa dùng trị ho, hạ sốt, chữa cảm, viêm họng… đều rất hiệu nghiệm.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Hạt quất hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt…
Theo lương y Trung, khi mua quả quất hồng bì về ăn, các gia đình có thể tận dụng để làm thuốc trị bệnh cho trẻ con, người lớn đều rất hữu ích.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì được giới chuyên gia Đông y tin dùng
1. Chữa ho
Đem quất hồng bì hấp với đường, mỗi ngày uống 4 – 6g sẽ có tác dụng chữa ho rất tốt.
2. Chữa sốt có kèm ho
Dùng 4 – 6g vỏ quất hồng bì và rễ quất hồng bì sắc lấy nước uống.
Theo lương y, vỏ quất hồng bì cùng rễ của loại cây này có công dụng chữa bệnh cực tốt. Nhất là vỏ quất hồng bì. Mỗi khi ăn chúng ta thường có xu hướng bỏ vỏ quả nhưng nếu ăn được thì rất tốt cho sức khỏe, miễn là vỏ quả sạch sẽ trước khi được ăn.
Có thể nói hiếm có loại thuốc bổ nào lại đa năng như nó bởi vừa dùng trị ho, hạ sốt, chữa cảm, viêm họng… đều rất hiệu nghiệm.
3. Đầu nhiều gàu, ngứa bẩn
Sử dụng lá quất hồng bì đem nấu lấy nước gội đầu cho sạch sẽ.
4. Chữa cảm kèm hạ cơn sốt
Lấy lá quất hồng bì tươi đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống cho ra mồ hôi sẽ giải cảm, hạ sốt nhanh chóng.
Nếu ở “thời điểm vàng” này bạn ăn một bắp ngô sẽ vừa làm đẹp da, vừa sống khỏe nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối đừng ăn
5. Giảm tình trạng viêm họng
Vào mùa hè, trẻ rất dễ mắc viêm họng do tiếp xúc với nước lạnh, nằm trong phòng điều hòa. Để cải thiện tình trạng sức khỏe của con, bố mẹ nên trang bị sẵn quất hồng bì ngậm cùng vài hạt muối biển, mỗi ngày ngậm 3 – 4 lần sẽ giúp làm dịu cơn đau do viêm họng cũng như giảm ho do viêm họng gây nên.
6. Làm siro trị ho
Công thức làm siro trị ho đơn giản đó là hồng bì 50g đã bỏ hạt và phơi khô, vỏ rễ dâu hay còn gọi tang bạch bì 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.
Vào mùa quất hồng bì chín rộ, nhiều chị em thường mua để làm siro trị ho cho cả năm.
Đem sắc đặc cô lại và cho thêm đường uống tùy theo lứa t.uổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ trong vài ngày sẽ hết triệu chứng ho, long đờm. Đây là giải pháp chữa ho, long đờm cực hiệu quả tại nhà cho bé, giúp hạn chế sử dụng kháng sinh.
Lưu ý:
Theo lương y Vũ Quốc Trung, dù quất hồng bì là loại quả chữa bệnh rất tốt cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhưng muốn đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ cần phải lưu ý liều lượng khi dùng.
Không tự ý điều chỉnh liều lượng quất hồng bì khi làm thuốc. Những bài thuốc trên có tính tham khảo, nên có thêm sự tư vấn của chuyên gia trong trường hợp cụ thể.
Chữa viêm họng tại nhà
Ngày hè nắng nóng, xu hướng giải nhiệt bằng cách sử dụng điều hòa lạnh, để quạt chiếu thẳng vào người, ăn kem, uống nước đá… khiến nhiều người mắc bệnh viêm họng. Sau đây là những cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Ảnh minh họa.
Quất hấp mật ong: Mật ong tính ấm nóng, có chất kháng khuẩn. Cách chữa viêm họng bằng mật ong và quất dễ nhất là đem hấp: Quất bổ đôi, bỏ hạt, cho vào bát rồi đổ ngập mật ong, sau đó đem hấp cách thủy.
Mật ong chanh đào: Quả chanh đào kết hợp với mật ong trở thành “thần dược” chữa viêm họng. Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trị ho, ruột quả chanh chứa nhiều chất kháng viêm, tiêu độc. Để làm nên loại “thuốc ho” này, cần ngâm chanh, mật ong và đường phèn.
Lê hấp đường phèn: Dùng nước ép quả lê mỗi ngày vài lần, mỗi lần khoảng 2 thìa canh sẽ giúp giảm cơn đau họng. Nếu dùng thịt quả lê kết hợp với đường phèn (hoặc mật ong) cùng chút gừng, đem hấp cách thủy sẽ tạo ra thuốc trị ho thơm ngon, dễ uống.
Lá húng chanh: Có vị cay, hơi chua, tính ấm, có chứa tinh dầu kháng viêm nên được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp. Cách làm là thái nhỏ lá húng chanh, thêm đường phèn và một chút mật ong rồi hấp cách thủy, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Lá bạc hà: Có vị cay, nóng và vị the mát. Chất menthol trong bạc hà giúp làm dịu các cơn ho, giảm đau họng và làm loãng đờm. Cách dùng khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch, ngâm một lúc với muối rồi nhai trực tiếp và nhả bã.
Củ cải trắng: Ép lấy nước, thêm chút muối là thành nước súc miệng giúp làm sạch khoang miệng, trị bệnh nhiệt miệng, hỗ trợ chữa viêm họng. Hoặc cắt nhỏ củ cải rồi ngâm với đường phèn, sau mấy ngày là được “thuốc” trị ho.