Phồng rộp chân do chạy bộ là hiện tượng thường gặp ở những người thường xuyên tập chạy. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới điều này và chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng phồng rộp nhanh và hiệu quả nhất?
Trên thực tế, phồng rộp chân do chạy bộ là vấn đề phổ biến thường gặp không chỉ ở người mới bắt đầu mà còn đối với những người đã chạy lâu năm. Chúng thường xuất hiện với những biểu hiện như sưng nhẹ, vết phồng có màu đó, đôi khi xuất hiện cả bọc nước gây đau rát. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là rất cần thiết.
1. Tại sao bị phồng rộp chân?
Nguyên nhân của tình trạng phồng rộp chân do chạy bộ có thể khác nhau tùy theo mỗi người. Trong đó, có một số lý do tiêu biểu được kể đến là:
– Xuất hiện do da chân cọ xát với tất, giày… do mới bắt đầu luyện tập.
– Người chạy đi tất bị ướt do mồ hôi ra nhiều trong quá trình tập luyện.
– Do chọn giày chất liệu cứng hoặc sử dụng giày cỡ nhỏ hơn so với chân…
2. Bị phồng rộp chân do chạy bộ nên làm gì?
Tình trạng phồng rộp chân tuy gây khó chịu và đau đớn cho người mắc phải nhưng cũng khá dễ xử lý. Cách để điều trị các vết phồng khá đơn giản và có thể làm tại nhà. Đầu tiên cần phải làm sạch xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng để ngăn ngừa n.hiễm t.rùng. Sau đó sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn để thoa lên vùng da bị phồng rộp.
Chân phồng rộp do chạy bộ – Ảnh Internet
Nếu vết phồng rộp ở mức độ nhẹ, không có bọng nước, bạn có thể đợi nó tự lành. Trong thời gian này, nên để vết phồng khô ráo, thoáng mát, hạn chế cọ sát vào chúng. Bạn cũng có thể dùng gạc y tế băng vết phồng để tránh bị ảnh hưởng mỗi khi đi lại.
Với những vết phồng rộp có bọng nước, các bạn có thể dùng cây kim đã được khử trùng hoặc dùng kim tiêm y tế để chích vào chúng giúp dịch chảy ra ngoài. Sau đó, sát trùng vùng da bị phồng rộp và để chúng dần hồi phục.
3. Ngăn ngừa phồng chân do chạy bộ
Khi các vết phồng rộp xuất hiện ở chân, việc chạy bộ sẽ bị gián đoạn do bạn cần nghỉ ngơi trong khi chờ đợi thời gian vết phồng phục hồi. Do đó, thay vì quan tâm chú trọng việc bị phồng chân nên làm gì, tốt nhất hãy chăm sóc bản thân để ngăn ngừa các vết phồng rộp chân do chạy bộ xuất hiện.
Lựa chọn giày phù hợp
Một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu dẫn đến tình trạng rộp chân khi chạy bộ là do chân cọ xát liên tục trong giày. Do đó, nếu lựa chọn một đôi giày với chất liệu cứng chắc chắn sẽ dễ gây ra rộp. Tốt nhất bạn nên sử dụng một đôi giày thể thao chuyên dụng, giày chạy bộ thích hợp để bảo vệ đôi chân tốt nhất.
Đi giày chật hay rộng cũng là nguyên nhân gây ra những vết phồng chân. Một đôi giày rộng sẽ khiến chân thường xuyên bị xê dịch trong giày, dễ gây ma sát. Cần thử giày kỹ lưỡng trước khi mua, đảm bảo khi di chuyển hay chạy bộ đều mang lại cảm giác dễ chịu và êm ái.
Lựa chọn giày phù hợp, thoải mái khi chạy bộ – Ảnh Internet
Chọn mua tất
Các loại chất chất liệu cotton từ xưa tới nay luôn là lựa chọn phổ biến của người chơi thể thao nhờ khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của dạng tất này là lâu khô, khiến da bị chà xát nhiều với tất và gây ra rộp khi tất bị ướt. Theo chia sẻ của các chuyên gia, nên sử dụng những loại tất có thêm thành phần làm từ sợi spandex sẽ vừa thấm mồ hôi vừa nhanh khô hơn.
Dùng kem bôi và băng dán
Sử dụng kem bôi Vaseline hoặc bất kỳ loại nào có tác dụng tương tự để bôi lên vùng da dễ bị phồng rộp cũng là gợi ý bạn nên cân nhắc. Ngoài ra, có thể sử dụng băng dán quanh các ngón chân hoặc vùng dễ bị rộp để giữ cho chân an toàn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua băng dán y tế với chi phí thấp để ngăn chặn tình trạng phồng rộp xảy ra.
Dừng chạy khi thấy nóng chân
Trước khi vết phồng rộp xuất hiện, người chạy bộ sẽ có cảm giác nóng tại một điểm. Chính vì vây, khi xuất hiện dấu hiệu nóng chân, bạn nên dừng lại để điều chỉnh. Từ đó nguy cơ phồng chân khi chạy bộ sẽ giảm đi rõ rệt.
Luyện tập dần dần
Vùng da chân thường khá mềm nên việc phồng rộp rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì luyện tập thường xuyên trong thời gian dài, những vùng da này sẽ nhanh chóng chai cứng và các vết phồng rộp chân sẽ không còn cơ hội xuất hiện.
Mua giày chạy bộ, phải biết 4 điều này
Chạy bộ, đi bộ là một trong những hình thức tập thể dục phổ biến và dễ thực hiện nhất. Lựa chọn một đôi giày tốt là rất quan trọng. Việc này giúp tập luyện trở nên dễ chịu hơn và tránh tổn hại đến bàn chân.
Để có cảm giác thoải mái khi mang, điểm uốn cong của bàn chân khi bước đi phải khớp với điểm uốn cong của đế giày – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đi bộ, chạy bộ không chỉ giúp duy trì cân nặng tốt mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cao huyết áp, tăng cường sức khỏe cơ xương và cải thiện tâm trạng, theo The Healthy.
Bàn chân của mỗi người sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đôi giày êm ái với người này nhưng có thể sẽ khó chịu với người kia. Tuy nhiên, để sở hữu đôi giày phù hợp, mọi người có thể dựa trên những tiêu chí sau:
1. Nâng đỡ vòm bàn chân
Đôi giày tốt thì phần đế giày phải ôm và nâng đỡ được vòm bàn chân. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn chạy hoặc đi trên quãng đường hàng cây số.
Vòm bàn chân được đế giày nâng đỡ tốt sẽ giúp các khớp ngón chân được linh hoạt hơn, không tạo cảm giác khó chịu khi bước đi, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Dawn Figlo, cho biết.
2. Kích thước
Đừng bao giờ mua một đôi giày mà bạn mang không vừa. Điều này nghe có vẻ là điều dĩ nhiên nhưng trên thực tế, nhiều người đang cố mang những đôi giày có size nhỏ hơn so với bàn chân. Họ vẫn mang vì tin rằng giày sẽ giãn ra sau một thời gian sử dụng.
Khi mua giày, mọi người nên mua giày vào thời điểm cuối ngày. Với những người mắc một số bệnh như giãn tĩnh mạch, bàn chân có thể hơi phù vào thời điểm này. Nếu thử giày mà bạn cảm thấy vừa thì hãy chọn đôi giày đó, theo The Healthy.
3. Thoáng khí
Thoáng khí là yếu tố rất quan trọng khi chọn giày. Vì nếu không thoáng khí tốt, bàn chân sẽ dễ bị đổ mồ hôi và gây cảm giác khó chịu. Hãy ưu tiên tìm những đôi giày được may từ các loại vải thoáng khí, nhờ vậy mà kiểm soát tốt độ ẩm và hạn chế mùi hôi chân.
4. Điểm uốn phù hợp
Khi chúng ta nhón chân, lòng bàn chân sẽ uốn cong. Vị trí uốn cong đó là điểm uốn của bàn chân. Để có sự thoải mái khi mang, điểm uốn của bàn chân phải khớp với điểm uốn của giày.
Để kiểm tra điểm uốn của đế giày, hãy đặt giày theo chiều thẳng đứng, chĩa mũi giày lên mặt đất và ấn đế giày xuống. Vị trí bị bẻ cong của giày chính là điểm uốn. Nếu điểm uốn của giày và chân không khớp sẽ dễ gây đau vòm bàn chân và viêm cân gan chân, theo The Healthy.