Tập luyện quá sức không chỉ gây đau nhức cơ thể, mệt mỏi mà còn có thể dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.
Amy Wilkinson vô tình mắc phải sai lầm khiến bản thân cô phải trả giá đắt. Sau khi kết hợp các bài tập tạ chuông vào chương trình tập luyện mỗi ngày, người phụ nữ này đã phải đối mặt với vấn đề sức khỏe hiếm gặp mang tên tiêu cơ vân. Đây là hội chứng có khả năng phá hủy cơ xương một cách nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là chia sẻ của cô về vấn đề sức khỏe hiếm gặp này và lời khuyên đến từ các chuyên gia.
Dấu hiệu bất thường
Mọi người đừng nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường trong quá trình tập luyện.
Mọi chuyện xảy ra vào mùa hè năm ngoái, khi tôi đi vệ sinh và nhận thấy nước tiểu chuyển sang màu đỏ nâu bất thường. Trong khoảng thời gian này, tôi thường bị đau cơ đùi sau lần tập luyện với tạ chuông từ hôm trước và có lẽ hai vấn đề này có liên hệ mật thiết với nhau.
Kể từ đó, tôi không tập tạ chuông trong vòng nhiều tháng. Trên thực tế, các bài tập với dụng cụ này đã gắn bó với tôi hơn sáu năm và thậm chí tôi còn được cấp chứng chỉ dạy chúng. Tôi đã thay thế nâng tạ chuông sang tập pilate với cường độ nhẹ nhàng hơn trong một khoảng thời gian.
Tôi quay về với các bài tập tạ ban đầu khi nhận thấy mọi chuyện ổn thỏa. Tuy nhiên, ngay sau đó, triệu chứng cũ lại xuất hiện và cảnh báo đã đến lúc tôi cần đi khám.
Căn bệnh nguy hiểm
Tôi mơ hồ nhận ra đây có thể là dấu hiệu của hội chứng tiêu cơ vân, một vấn đề sức khỏe khiến các mô cơ bị tổn thương, phá vỡ và giải phóng nhiều chất vào m.áu, gây tổn thương thận. Tập tạ chuông 25 phút mỗi ngày sẽ không đến mức gây hại cho cơ thể chứ? Tuy nhiên, ngay sau đó tôi nhận ra tiêu cơ vân thường xuất hiện ở những người tập luyện quá sức và một trong những triệu chứng cơ bản là nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm.
Tôi được chuyển tới phòng cấp cứu, nơi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm enzim xúc tác Creatine Kinase (CK) trong cơ bắp. Chỉ số này tăng đồng nghĩa với thận càng chịu tổn thương. Sau khi nhận kết quả, tôi bàng hoàng nhận ra sức khỏe của bản thân đang bị hủy hoại một cách nghiêm trọng. Chỉ số CK của người trưởng thành khỏe mạnh nằm trong khoảng 22-198 U/L, trong khi của tôi là một con số khổng lồ 90000 U/L.
Lắng nghe cơ thể
Theo bác sĩ Cutler, mọi người hãy lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp nhất với bản thân và tránh khiến cơ thể phải vận động quá sức.
Bác sĩ nói tôi cần nhập viện ít nhất một ngày để điều trị. Ngoài triệu chứng về nước tiểu, tôi không gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác như mất nước, buồn nôn hoặc ngất xỉu. Tôi vẫn còn nhớ bản thân phải truyền tĩnh mạch cả đêm trong bệnh viện để bảo vệ thận. Trên thực tế, suy thận là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất tiêu cơ vân có thể gây ra.
Bác sĩ yêu cầu tôi không được tập luyện trong vòng sáu tuần. Khi trở lại phòng tập lần đầu tiên, tôi chỉ thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, giúp cơ thể làm quen dần với thay đổi để tránh mắc phải sai lầm như trước. Một năm sau đó, sức khỏe của tôi đã khôi phục.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí BMJ Open Sport & Fitness Medicine, trường hợp mắc tiêu cơ vân do tập thể dục quá sức không phổ biến, khoảng 12000 ca được ghi nhận mỗi năm tại Mỹ. Tuy nhiên, Todd Cutler, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Trung tâm y tế Weill Cornell cho biết, số người mắc có xu hướng gia tăng trùng với sự gia tăng của các lớp huấn luyện tập luyện cường độ cao.
Đây là vấn đề không chỉ xảy ra ở những người mới tập. Tiêu cơ vân cũng có thể ảnh hưởng tới người khỏe mạnh, có kinh nghiệm nhưng tự ép buộc bản thân hoạt động đến mức cực đoan ngay trong lần đầu tiên làm quen với bài tập mới.
Ranh giới giữa việc thúc đẩy bản thân để đạt được mục đích với ép buộc cơ thể quá mức, từ đó dẫn tới chấn thương đầy mỏng manh. Lauren Borowski, chuyên gia y học thể thao tại Trung tâm NYU Langone khuyên, nếu bạn đang muốn trải nghiệm điều mới mẻ hoặc quay trở lại tập luyện sau một thời gian gián đoạn, hãy bắt đầu với cường độ tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần để giúp cơ thể làm quen với sự thay đổi.
Hễ nhắm mắt ngủ lại thấy cơ thể phản ứng theo 4 cách này chứng tỏ gan của bạn đang “lâm nguy” cần được thăm khám ngay
Gan được ví như “nhà máy kỳ diệu” khi vừa có chức năng dự trữ, lại vừa hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại. Cũng vì luôn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng mà chúng dễ nhiễm độc và có nguy cơ mắc một loạt bệnh nguy hiểm…
Trong “lục phủ ngũ tạng” của con người, gan vẫn luôn là một bộ phận vô cùng quan trọng và đặc biệt. Nó được ví như “nhà máy kỳ diệu” khi vừa có chức năng dự trữ, lại vừa hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại.
Cũng vì luôn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, thường xuyên tiếp nhận vi khuẩn, chất độc hại… mà gan dễ nhiễm độc và có nguy cơ mắc một loạt bệnh nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Gan được ví như “nhà máy kỳ diệu” khi vừa có chức năng dự trữ, lại vừa hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cách để kiểm tra sức khỏe của gan đơn giản nhất đó chính là quan sát chất lượng giấc ngủ. Nếu như mỗi đêm đi ngủ bạn đều xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì hãy coi chừng gan đã nhiễm bệnh.
1. Trằn trọc, khó ngủ
Trong cuốn sách y học cổ truyền lâu đời nhất của người Trung Quốc “Huangdi Neijing Lingshu” đã chỉ ra mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe của gan. Cụ thể, nếu một người thường bị mất ngủ, mơ nhiều cho thấy gan thực sự đang gặp vấn đề.
Nếu một người thường bị mất ngủ, mơ nhiều cho thấy gan thực sự đang gặp vấn đề.
Điều này chủ yếu xuất phát từ quan niệm của y học Trung Quốc đó là khi con người nằm xuống, m.áu sẽ dồn vào gan để tham gia vào quá trình giải độc và tự sửa chữa các chức năng bị hư hại. Mất ngủ, thiếu ngủ khiến cho lưu lượng m.áu đến gan ít hơn và dẫn đến tổn thường gan nhiều hơn.
Bên cạnh đó, khi gan mắc bệnh thì các chức năng gan sẽ bị mất cân bằng, đồng thời gây rối loạn nội tiết tố… Dấu hiệu điển hình là nóng trong và gây khó ngủ.
2. Nghiến răng khi ngủ
Không phải tất cả các trường hợp nghiến răng đều là do gan nhiễm bệnh, tuy nhiên nếu bỗng dưng xuất hiện triệu chứng này thì bạn cũng không nên chủ quan, đó rất có thể là dấu hiệu chức năng gan suy yếu và dẫn đến nóng gan. Ngoài nghiến răng, khi gan bị nóng cơ thể cũng sẽ có thêm dấu hiệu khô miệng, đắng miệng, tình tình nóng nảy, đau đầu, bị đổ mồ hôi tự nhiên, nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy khó chịu khắp người.
Tình trạng nóng gan ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Thậm chí nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ diễn biến thành suy giảm chức năng gan mãn tính, gây viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
3. Bị chuột rút bắp chân trong khi ngủ
Đêm nào đi ngủ cũng thấy hiện tượng chuột rút bắp chân xảy ra, ngoài mỡ m.áu cao, thiếu canxi, bạn còn cần phải cảnh giác với nguy cơ gan bị tổn thương. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, khi gan nhiễm bệnh nó sẽ khiến phần gân chân không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cuối cùng gây chuột rút trong khi ngủ.
4. Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng 1-3h sáng
Thầy thuốc Hoa Đà (một thầy thuốc nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc) cho biết: “5 cơ quan nội tạng là 5 cơ quan được liên kết với nhau, hoạt động quanh ngày và đêm, liên quan mật thiết đến giấc ngủ”.
1h-3h sáng là khoảng thời gian cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch…
1h-3h sáng là khoảng thời gian cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch, loại bỏ các chất thải từ m.áu và các mô khác. Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này, rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.
Để bảo vệ gan, bạn cần tránh xa 4 hành động gây hại này:
Để gan luôn khỏe mạnh, điều quan trọng nhất bạn nên thực hiện đó là quan sát những dấu hiệu bất thường của gan để kịp thời đi khám, điều trị.
Tuy nhiên trước đó, bạn cũng nên tránh xa 4 hành động tai hại này để không làm hại gan:
– Thức khuya
Sau 11 giờ đêm là giai đoạn quan trọng để gan tự sửa chữa. Thói quen thức khuya sẽ khiến gan suy yếu, gây tích tụ chất độc gan, nóng gan và thiếu m.áu gan. Các chuyên gia khuyên mỗi người nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và nên đi ngủ trước 11 giờ tối để đảm bảo sức khỏe gan.
Thói quen thức khuya sẽ khiến gan suy yếu, gây tích tụ chất độc gan, nóng gan và thiếu m.áu gan.
– Hay cáu gắt
Y học Trung Quốc tin rằng “gan ảnh hưởng cảm xúc” và sự tức giận cũng có thể làm tổn thương gan. Nhiều nghiên cứu cho rằng những người dễ cáu kỉnh có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với người bình thường.
– Uống quá nhiều rượu
Lạm dụng rượu lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của gan, có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
– Chế độ ăn quá nhiều calo
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo cao sẽ khiến gan có nguy cơ nhiễm mỡ. Để phòng tránh nguy cơ này, bạn nên chú ý chế độ ăn uống với thịt nạc, rau xanh và hoa quả.