Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, hầu hết bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối cùng. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Ảnh minh họa: Internet
Hiện có hơn 100 loại ung thư, mỗi dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Khi chẩn đoán ung thư ở giai đoạn cuối, bệnh không thể chữa khỏi, tuy nhiên, với sự trợ giúp và chăm sóc y tế có thể giúp bệnh nhân đối phó với cơn đau, các triệu chứng khác đi kèm một cách tốt hơn.
Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư, tế bào tăng trưởng bất thường và lan truyền với mức độ nhanh. Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi và nếu có những dấu hiệu điển hình này, bạn cần đi khám ngay.
Khó thở
Khó thở là triệu chứng cơ bản nhất, chiếm 70% để có thể nói người bệnh đã vào giai đoạn cuối với các biểu hiện suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản.
Nôn và buồn nôn
Trong giai đoạn cuối, người bệnh ung thư thường xuyên buồn nôn và bị nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do:
Sử dụng thuốc điều trị giảm đau
Các khối u bị chèn ép, dạ dày chướng hơi
Tắc ruột
Tâm lý bị kích thích gây buồn nôn
Ảnh minh họa: Internet
Sưng phù bạch huyết ở chân
Mạch m.áu và bạch huyết là hai nơi quan trọng để lưu thông m.áu trong cơ thể. Nếu một trong hai nơi này bị chặn lại thì dòng m.áu sẽ không thể chảy tốt bên trong. Lúc này, hiện tượng phù bạch huyết sẽ xảy ra khi hệ bạch huyết, nhất là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông của dịch bạch huyết xuống đôi chân.
Tình trạng phù bạch huyết này cũng dễ xảy ở những người bị béo phì, mắc bệnh ung thư. Do đó, nếu đột nhiên thấy đôi chân sưng phù nề bất thường thì bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra xem có phải khối u ác tính hay không.
Đột nhiên đau bất thường ở một số vị trí
Cảm giác đau được xem là một tín hiệu phát ra khi cơ thể muốn được bảo vệ. Thế nhưng, nếu bạn không gặp phải bất kỳ chấn thương nào mà vẫn cảm thấy đau lúc này thì nên đi kiểm tra xem liệu có phải cơ thể đang tồn tại tế bào ung thư nào hay không. Bởi ở mỗi vị trí đau lại ngầm cảnh báo một căn bệnh ung thư khác nhau nên tốt nhất cứ chủ động đi khám từ sớm.
Bỗng dưng nổi hạch
Khi các tế bào ung thư di căn, một số bạch cầu lympho sẽ bị ảnh hưởng, từ đó ngầm tạo ra hạch bên trong. Và nổi hạch là một trong những hiện tượng xuất hiện khi cơ thể bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các hạt hạch này thường chỉ nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể, phát triển rải rác dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hay bàn chân, nách, cổ, bẹn… Chúng sẽ có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường có chất dịch bên trong, khi ấn vào sẽ hơi đau.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu thấy hạch sưng to sau tai thì nó đang ngầm cảnh báo các bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, điển hình là ung thư tuyến giáp. Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ thấy xuất hiện hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở tai, khi ấn vào sẽ có cảm giác đau, cứng.
Mệt mỏi
Nếu như trước đây cơ thể bạn rất khỏe mạnh thì khi mắc phải ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng nặng thì cơ thể của bạn vẫn sẽ phản ứng bằng sự mệt mỏi. Mặc dù bạn không làm bất kì việc nặng nào nhưng bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động. Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến bạn sụt cân nhanh chóng, thường thì khoảng 5-6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn.
Rối loạn tiêu hóa
Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể bạn và đặc biệt là hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình. Hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loại và bạn cũng sẽ thường xuyên mắc những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng dữ dội. Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi mặc dù không ăn gì hoặc ăn rất ít. Ở kì cuối của ung thư gan, bạn thường rơi vào trạng thái đi đại tiện nhiều lần trong một ngày, nếu để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.
Ảnh minh họa: Internet
Gan to
Gan to lên nghĩa là người bệnh ung thư gan sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là báo hiệu quan trọng cho việc gan của bạn đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy những khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bề mặt bụng trên. Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Đối với người mắc ung thư gan giai đoạn cuối, do những tác động khác nhau mà cơ thể nhanh chóng suy nhược nghiêm trọng. Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối khác như – rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở những vùng da mỏng trên cơ thể.
Đau tức liên tục
Đối với bệnh nhân ung thư gan thời kì cuối, những cơn đau là điều không tránh khỏi. Gan là bộ phận nằm gần dạ dày, việc gan bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau đột ngột kéo dài. Những cơn đau quặn thắt ở gan và lan đến dạ dày rất khó chịu và khổ sở là các dấu hiệu ung thư gan. Việc chấm dứt những cơn đau này sẽ cần đến những loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau với mật độ cao thì càng làm chức năng gan thêm suy giảm.
Ảnh minh họa: Internet
Bị xuất huyết tiêu hóa đồng thời lá lách lớn dần do ảnh hưởng của xơ gan
Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối hết sức trầm trọng như xuất huyết tiêu hóa, do gan và dạ dày liên quan mật thiết nên gan hỏng cũng sẽ làm dạ dày có những biểu hiện kèm theo. Lá lách cũng là một bộ phận liên quan đến gan, lá lách sẽ lớn dần lên, đây chính là ảnh hưởng của bệnh xơ gan.
Cổ trướng
Ở thời kì cuối, bệnh nhân ung thư gan cũng có thể bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ (do m.áu).
Vàng da
Chứng vàng da là dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối. Khi ung thư gan chuyển sang giai đoạn cuối thì các khối u gan lớn dần, chèn ép gan làm cho quá trình tắc nghẽn giữa gan và ống mật gia tăng từ đó hình thành triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt.
Vàng da xuất hiện ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan có khối u đường mật, ung thư gan giai đoạn cuối khiến cho quá trình chuyển hóa các chất, quá trình chuyển hóa mật bị giảm, nồng độ billirubin tăng cao nên bệnh nhân ung thư gan thường bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn kém
Phần lớn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sẽ có biểu hiện chán ăn, lười ăn, từ đó dẫn tới tình trạng cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng và bị suy nhược nghiêm trọng.
Buồn nôn là một triệu chứng cơ bản của bệnh viêm gan B
Khô miệng
Người bệnh sẽ có cảm giác mất nước, miệng đắng, tưa miệng. Nguyên nhân có thể do xạ trị, sử dụng t.huốc a.n t.hần, thuốc chống trầm cảm.
Táo bón
Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư do ít hoạt động, uống ít nước và ngay cả môi trường chung quanh không quen thuộc. Suy yếu các cơ bụng và sàn chậu làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng.
Một vài thay đổi khác của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối: Chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay lạnh; Mất kiểm soát bàng quang; Khó khăn trong việc thức dậy khi đang ngủ; Ngủ nhiều; Mất ý thức.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo tienphong
Những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên sử dụng
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm tác dụng phụ nhất định của việc điều trị giúp bệnh nhân ung thư dễ dàng phục hồi.
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tương tự, nếu bạn đang điều trị hoặc sau phục hồi ung thư thì việc có một chế độ ăn uống gồm các thực phẩm lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng.
Khi đang điều trị hoặc hồi phục sau quá trình điều trị ung thư, việc lựa chọn loại trái cây phù hợp rất quan trọng.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị gây rất nhiều tác dụng phụ. Việc bạn ăn hoặc uống loại thực phẩm nào có thể khiến chúng trở nên trầm trọng hơn hoặc được cải thiện.
Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và xạ trị gồm: mệt mỏi, thiếu m.áu, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, táo bón, nuốt đau, khô miệng, loét miệng, thay đổi tâm trạng…
Vì thế trong suốt quá trình điều trị ung thư, bạn cần một chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ dưỡng, trong đó gồm cả trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn lựa chọn loại trái cây phù hợp với các triệu chứng bệnh cụ thể của mình.
Ví dụ, sinh tố trái cây là một lựa chọn tốt nếu bạn gặp vấn đề khó nuốt. Trong khi các loại trái cây giàu chất xơ sẽ rất tốt nếu bạn đang bị táo bón.
Bạn cũng có thể muốn tránh một số loại trái cây dựa trên các triệu chứng bệnh. Ví dụ, trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng loét miệng và làm xấu đi cảm giác khô miệng.
Các loại trái cây như táo, lê, mơ rất khó để bệnh nhân ung thư ăn nếu họ bị loét miệng, khó nuốt, khô miệng hoặc buồn nôn.
Với một số người gặp phải vấn đề về trí nhớ và sự tập trung có thể thêm quả việt quất, bưởi, lựu… vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống nước ép quả việt quất hàng ngày trong 12 tuần giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung ở người lớn t.uổi. Mặc dù các nghiên cứu này không bao gồm những người trải qua điều trị ung thư song những phát hiện này vẫn có thể áp dụng.
Một nghiên cứu trên 24 người trưởng thành cũng cho thấy uống 500ml nước ép từ trái cây họ cam quýt, bao gồm cả bưởi giúp tăng lưu lượng m.áu đến não, có thể giúp giảm tình trạng suy giảm và thiếu tập trung do hóa trị.
Một nghiên cứu nhỏ khác cũng chỉ ra rằng uống 237ml nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp tăng cường hoạt động của não và cải thiện trí nhớ. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng lựu có thể giúp giảm đau khớp, một tác dụng phụ phổ biến khác của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu.
Để giúp người bệnh chống thiếu m.áu, một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư có thể ăn cam. Vitamin C từ cam cũng có thể tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm.
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư và hoạt động như một liệu pháp chống lại một số loại ung thư.
Các nghiên cứu khác về ống nghiệm và động vật cho thấy quả mâm xôi có thể giúp tăng cường trí nhớ, có khả năng ngăn ngừa một số tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Theo Dân trí/Healthline