Nghiên cứu mới của Mỹ khuyến cáo chỉ cần thay thế 30 phút ngồi bằng vận động mỗi ngày, nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư sẽ giảm đi đáng kể.
Nhiều nghiên cứu chứng minh lối sống lành mạnh giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư – Ảnh: Wellness
Theo Đài CNN, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện mối liên quan chặt chẽ giữa thói quen ngồi nhiều và nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rõ nhất sự liên quan giữa việc không vận động và nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư”, bác sĩ Susan Gilchrist, chuyên gia về ung thư thuộc Trung tâm Ung thư Anderson (ĐH Texas), nhận xét về công trình nghiên cứu.
“Phát hiện của chúng tôi càng củng cố nguyên tắc ngồi ít đi, di chuyển nhiều hơn”, bà chốt lại.
Nghiên cứu của Mỹ được thực hiện trên 8.000 người tình nguyện, không ai mắc ung thư khi tham gia. Họ được yêu cầu mang thiết bị theo dõi trong suốt thời gian thức mỗi ngày từ năm 2009 đến 2013.
Phân tích dữ liệu sau 5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện hầu hết tình nguyện viên ít vận động có nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư cao hơn 82% so với những người vận động thường xuyên, thậm chí sau khi tính yếu tố t.uổi tác, giới tính và tình trạng bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh 50% cái c.hết vì ung thư có thể tránh được bằng lối sống lành mạnh như ăn uống lành mạnh, vận động và không hút thuốc. Tuy nhiên sự liên quan giữa ngồi nhiều và ung thư chưa có dữ liệu đầy đủ.
Bằng cách yêu cầu tình nguyện viên đeo thiết bị theo dõi, các nhà nghiên cứu có thể đ.ánh giá chính xác hơn tác dụng của việc vận động.
Họ phát hiện nếu người tham gia dành ra 30 phút vận động nhẹ thay vì ngồi, ví dụ đi bộ, nguy cơ ung thư đã giảm đi 8%. Trong khi đó, vận động cường độ trung bình và cao có thể giảm nguy cơ đến 31%.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ định nghĩa vận động trung bình bao gồm đạp xe dưới 10 dặm/giờ, đi bộ nhanh, thể thao dưới nước, khiêu vũ, làm vườn…
“Các cuộc trò chuyện với bệnh nhân của tôi luôn bắt đầu bằng câu hỏi tại sao họ không có thời gian tập thể dục. Tôi luôn khuyên họ cân nhắc đứng lên 5 phút mỗi giờ tại nơi làm việc, hoặc dùng thang bộ thay vì thang máy. Nghe không nhiều nhưng chỉ chừng ấy cũng mang lại lợi ích”, bác sĩ Susan cho biết.
Cứu sống bệnh nhân ung thư nhờ cụm công trình của Giáo sư chuyên ngành ung bướu
Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn đã được GS Mai Trọng Khoa và đồng nghiệp ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cứu sống kỳ diệu nhờ ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư
Những cuộc đời được cứu sống
Ước tính của GLOBOCAN (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế Thế Giới WHO) cho thấy năm 2018 có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca t.ử v.ong do ung thư.
Tỷ lệ 1/5 nam và 1/6 nữ trên toàn thế giới có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời của họ, 1/8 nam và 1/11 phụ nữ sẽ c.hết vì căn bệnh này; tổng số người còn sống trong vòng 5 năm được chẩn đoán ung thư, ước tính là 43,8 triệu người.
Theo GLOBOCAN 2018, ở Việt Nam 2018 có 164.671 ca ung thư mới và 125.000 ca t.ử v.ong vì ung thư và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư. 5 loại ung thư hàng đầu ở nam giới Việt Nam là ung thư gan (21,5%), phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và vòm họng (5,0%) và ở phụ nữ là ung thư vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%) ) và gan (7,8%).
Đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đều đến bệnh viện khi giai đoạn quá muộn nên việc điều trị vô cùng khó khăn và tỷ lệ người bệnh chữa khỏi rất thấp.
Hơn 20 năm gắn bó với chuyên ngành ung thư, GS Mai Trọng Khoa – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Nguyên giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu của bệnh viện vẫn đau đáu với mong mỏi chữa trị hiệu quả cho những người bệnh ung thư.
Dù đã đến t.uổi nghỉ hưu theo chế độ nhưng bác sĩ Khoa vẫn ở lại trung tâm để tư vấn, tham gia khám chữa bệnh cho những bệnh nhân ung thư. Trong lúc trò chuyện với phóng viên, GS Khoa tiếp rất nhiều bệnh nhân từ Hà Nội và các tỉnh cầm hồ sơ bệnh án đến nhờ ông tư vấn chữa trị.
GS Mai Trọng Khoa trò chuyện trao đổi với phóng viên.
Đến nay, có rất nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn đã được bác sĩ Khoa và các đồng nghiệp của ông ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cứu sống một cách kỳ diệu.
Một trong số đó là bệnh nhân Nguyễn Đình L. (70 t.uổi, Quảng Ninh) bị ung thư tuyến t.iền liệt. Khi biết đã mắc bệnh, ông L. rất lo lắng vì mình t.uổi cao và ông sợ động dao kéo. Bệnh nhân từng từ chối điều trị, chấp nhận sống chung với khối u. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị bằng phương pháp hoàn toàn mới ông L. cảm thấy yên tâm và tin tưởng.
Sau quá trình điều trị, sức khỏe của ông L. tốt dần lên. Ông được sử dụng cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tuyến t.iền liệt.
Đây là phương pháp điều trị cấy hạt phóng xạ “trúng đích” điều trị khối u, ít tổn thương đến các tế bào lành, bệnh nhân không phải mổ.
Thành công của qua trình điều trị đã giúp bệnh nhân vô cùng cảm kích, bất ngờ và thấy việc điều trị ung thư không đáng sợ nữa. Bệnh nhân vô cùng hạnh phúc khi cơ thể khỏe khoắn trở lại sau quá trình điều trị.
GS Mai Trọng Khoa cho biết việc điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu là bước tiến lớn, kỳ diệu trong điều trị ung thư. Phương pháp này giúp kiểm soát được bệnh mà không phải mổ, diệt được tế bào ác tính, bảo vệ được tế bào lành, không ảnh hưởng đến đời sống sinh lý của người bệnh. Tỷ lệ sống thêm không mắc bệnh đạt 97%.
Người nhà bệnh nhân xin tư vấn của bác sĩ.
Một bệnh nhân khác, bà Phạm Thị M., 63 t.uổi, bị ung thư phổi phải, ung thư biểu mô tuyến. Khi nghe bệnh ung thư bà M. và con cái đều nghĩ không chữa được và đã có ý định xin về nhà. Tuy nhiên, khi nghe bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị, bà M. và gia đình đã đồng ý ở lại bệnh viện và đã được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai áp dụng một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới để điều trị ung thư phổi. Kết quả, sau điều trị sức khỏe bà M. ổn định hơn. Đã 4 năm qua bà M. vẫn tái khám, duy trì sức khỏe kèm theo tuân thủ ăn uống, tập thể dục, điều trị duy trì.
Để điều trị ung thư phổi cho bà M. GS Mai Trọng Khoa cho biết các bác sĩ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã sử dụng hình ảnh PET/CT để chẩn đoán, phát hiện các tổn thương ung thư và lập kế hoạch xạ trị, nên xác định được giai đoạn bệnh mà các phương pháp khác không làm được, giúp bác sĩ thấy khối u thùy trên phổi phải, hạch trung thất, hạch cổ, hạch nách, tuyến thượng thận của bệnh nhân. Từ đó, có phương pháp điều trị đúng, kéo dài thời gian sống khỏe mạnh cho bà ML.
Đó chỉ là vài trường hợp điển hình bệnh nhân ung thư may mắn được “cải tử hoàn sinh” nhờ được chẩn đoán và điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – kết quả của công trình nghiên cứu khoa học kéo dài 20 năm của GS.TS. Mai Trọng Khoa và cộng sự – công trình đã nhận G.iải t.hưởng Hồ Chí Minh năm 2017.
GS Khoa hội chẩn cho bệnh nhân u não.
GS Khoa cho biết đến nay công trình đã mang lại rất nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư đặc biệt là ung thư phổi, ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư vú, ung thư gan… Điều đặc biệt là các bệnh nhân ung thư đều được hưởng giá trị từ công trình nghiên cứu này thông qua BHYT thanh toán hoặc đồng chi trả.
Chặng đường 20 năm của bác sĩ
GS Mai Trọng Khoa cho biết công trình nghiên cứu của ông và cộng sự đúc kết từ 20 năm làm việc thực tế và vừa làm vừa tìm tòi nghiên cứu ứng dụng thêm.
Từ đầu những năm 2000, bệnh nhân ung thư bắt đầu tăng mạnh ở Việt Nam. Các chuyên khoa chữa trị ung thư tại các bệnh viện ngày càng mở rộng nhưng cũng nhanh chóng trở nên quá tải. GS Khoa chia sẻ, bản thân ông cũng đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân ra đi, điều này khiến ông có lúc cảm thấy bất lực vì bệnh nhân đang ở cửa tử mà thầy thuốc không biết phải làm gì cho họ.
Ở các nước phát triển, qua khoa học công nghệ, kỹ thuật, họ đã điều trị được nhiều bệnh ung thư. Còn Việt Nam là nước đang phát triển, các thiết bị máy móc, thuốc men để chữa bệnh đều không sản xuất được mà phải nhập khẩu. Làm thầy thuốc, GS Khoa luôn trăn trở phải làm thế nào để đưa được các kỹ thuật hiện đại về Việt Nam nhưng phải giải được bài toán vừa hiệu quả vừa tiết kiệm và phù hợp với đại bộ phận người dân Việt.
GS Khoa đã dành nhiều thời gian ra nước ngoài học tập kinh nghiệm từ Nhật, Pháp…Có kinh nghiệm, kiến thức, ông xin chủ trương nhập các thiết bị hiện đại về bằng nhiều con đường khác nhau như các hình thức xã hội hoá, liên kết, liên doanh. Nhờ đó thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới trong chẩn đoán, điều trị ung thư được đưa về Việt Nam.
Khi có máy móc thiết bị, việc chuẩn bị nhân lực cũng vô cùng quan trọng. GS Khoa cho biết các bác sĩ, nhân viên y tế không phải là người vận hành máy móc thiết bị mà phải tính toán vì điều trị cho bệnh nhân trên từng cá thể. Phải có liều lượng, phương thức, thể trạng để làm sao điều trị hiệu quả cao và phải đảm bảo an toàn.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu của giáo sư Khoa và cộng sự đã được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện ung bướu và trung tâm ung bướu tại Việt Nam. Hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư đã được cứu sống, kéo dài thời gian sống nhờ những ứng dụng này.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác kỹ thuật” gồm 5 nhóm công trình nhỏ:
1- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp phát bức xạ positron để chẩn đoán ung thư và bệnh sa sút trí tuệ.
2. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị tiên tiến để điều trị ung thư.
3. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não.
4. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ và xạ trị áp sát trong điều trị ung thư.
5. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết.
Khánh Chi