Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, còn theo Đông y: “Tối ngủ ăn củ cải, sáng dậy ăn gừng”, gừng là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe, có tác dụng trị được nhiều loại bệnh.
Gừng có vị cay, ấm, tốt cho nhu động ruột. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn gừng, lúc này, dạ dày rỗng, có nhiều khí âm, khi ăn gừng vào sẽ giúp thải độc cơ thể sau 1 đêm. Y học hiện đại cũng cho rằng, ăn gừng buổi sáng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm buồn nôn.
Ăn gừng buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Health.
Lợi ích khi ăn gừng vào buổi sáng
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ với Khoa học đời sống:
“Gừng là loại gia vị quen thuộc. Gừng cũng là thức uống tuyệt vời giúp chữa cảm lạnh và là vị thuốc rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Thông thường, gừng được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả… hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh… Khoảng 70% đơn thuốc Đông y có vị gừng để thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh”.
Trong một talkshow,Selena từng tiết lộ bản thân thật sự thích ăn một miếng giừng vào mỗi buổi sáng. Ảnh Instagram Selena
Khi ăn gừng vào buổi sáng có những lợi ích như sau:
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Kelly LeVeque – chuyên gia dinh dưỡng (Mỹ) và là tác giả của cuốn sách “Body Love” cho biết gừng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, nặng bụng. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
– Giúp ấm người, điều trị cảm lạnh hiệu quả: Gừng có tính ấm nóng, mang vị cay nên giúp điều trị ho, cảm lạnh.
– Phòng chống bệnh tim mạch: Cũng theo Kelly LeVeque ăn gừng sẽ giúp kích thích tuần hoàn m.áu, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch.
– Giảm đau và kháng viêm: Gừng không có công dụng như thuốc, không giảm đau ngay lập tức nhưng nếu dùng thường xuyên thì sẽ có tác dụng dần dần, đặc biệt là khi đến kì k.inh n.guyệt, chỉ cần ngậm gừng, uống trà gừng cũng sẽ làm ấm bụng, đỡ khó chịu phần bụng dưới.
Một số cách ăn gừng để “tốt hơn cả uống canh sâm”
Không chỉ uống trà gừng mật ong nước cốt chanh, có nhiều cách kết hợp gừng với những món ăn sáng giúp bạn hưởng được nhiều lợi ích sức khỏe nhất:
– Bạn có thể ngậm gừng trực tiếp bằng cách cắt lát mỏng sau đó ngậm từ 10 đến 30 phút. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được mùi gừng thoang thoảng trong miệng, khí nóng chạy dọc trong bụng vô cùng khoan khoái.
– Nếu ăn sáng bằng súp, bạn cũng có thể cho thêm một vài lát gừng vào cho thơm.
– Bạn đã bao giờ uống cà phê gừng chưa, đây là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời giúp chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch cũng như thải độc cho cơ thể. Bạn chỉ cần cho 1 thìa cà phê bột gừng vào cốc cà phê và thưởng thức ngay khi còn nóng.
– Nếu không biết ăn gì cho bữa sáng bạn có thể dùng bánh mì sandwich và phết mứt gừng lên trên. Đây là một món ăn nhẹ nhàng và phù hợp để bắt đầu ngày mới. Bạn cũng có thể uống kèm với tách trà gừng cho ấm bụng.
– Nếu bạn có thói quen uống smoothie vào buổi sáng thì chỉ cần cho thêm 1 ít gừng xay nhuyễn hoặc nước ép gừng vào là đã có 1 ly smoothie thơm ngon, bổ dưỡng rồi.
Dùng mứt gừng phết lên bánh mì làm bữa sáng. Ảnh: Health.
Nếu có thói quen ăn gừng thì bạn nên nhớ, chỉ nên ăn vào buổi sáng, hạn chế ăn vào buổi tối vì theo Đông y: “Buổi tối ăn gừng, độc như ăn thạch tín!”. Bởi gừng tuy có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai thời điểm sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Ăn gừng buổi tối sẽ khiến cho cơ thể nóng lên, kích thích các cơ quan hoạt động gây khó ngủ, mất ngủ. Còn bạn, có thói quen ăn gừng vào buổi sáng không, cùng chia sẻ nhé!
Sự thật về việc thải độc bằng nước chanh
Phương pháp uống nước chanh để thải độc trong cơ thể liệu có thực sự đúng đắn hay không?
Thải độc tố ra khỏi cơ thể luôn là một ý tưởng hấp dẫn. Chẳng ai lại không muốn tống khứ hết các chất gây hại và ô nhiễm ra khỏi cơ thể cả.
Hiện nay, một trong những phương pháp phổ biến nhất tại các nước Âu Mỹ là nhịn ăn và chỉ uống nước chanh trong vài ngày với niềm tin rằng sự kết hợp này sẽ “làm sạch” các cơ quan và nội tạng trong cơ thể.
“Hoàn toàn không” là câu trả lời của nhà khoa học về thực phẩm.
“Thải độc bằng chanh” hay “làm sạch tổng thể” bản chất chỉ là “bỏ đói cơ thể”.
Những người ủng hộ cho rằng đồ uống này sẽ da sáng và mềm cũng như giúp cải thiện tâm trạng và bổ sung năng lượng. Giảm cân cũng là một trong những động lực khiến nhiều người lựa chọn loại đồ uống này.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng mang lại lợi ích sức khoẻ. Thực hiện quá trình này kéo dài còn khiến cơ thể rơi vào nguy hiểm.
Trong thực tế, việc nhịn ăn kết hợp uống nước chanh trong 1 tuần sẽ khiến người thực hiện phương pháp này lại thấy mệt mỏi, uể oải, thay vì cảm thấy tràn đầy năng lượng, do cơ thể không được “nạp” năng lượng và dinh dưỡng.
Cơ thể chúng ta tự đào thải các chất độc thông qua hệ tiêu hoá Trong khi nước chanh không chứa các chất xơ cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình “tự làm sạch” này.
Theo tờ Pinterest, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống nước chanh mỗi ngày, vì nước chanh có chứa chất chống oxy hóa, protein, vitamin B và C, flavonoid, phốt pho, kali, carbohydrate và dầu dễ bay hơi.
Nước chanh rất tốt cho sức khỏe bởi có nhiều đặc tính, như: Đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và xây dựng miễn dịch. Nó cũng sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và chống n.hiễm t.rùng do hàm lượng bioflavonoid, pectin, limonene, axit citric, magiê, canxi và vitamin cao.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc sai lầm căn bản khi pha chế loại đồ uống này gây hại cho sức khoẻ.
Sử dụng nhiều chanh có thể làm tăng lượng axit dư thừa này, kết quả là gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng. GERD là một bệnh khác liên quan tới đường tiêu hóa. Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này.
Hãy tìm kiếm các phương pháp thải độc, giảm cân cân bằng và được kiểm chứng. Cách tốt nhất để làm sạch hệ tiêu hoá là uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả.