Loại thuốc giảm đau “xưa như trái đất”, một trong những dược phẩm rẻ t.iền nhất thế giới nếu dùng đúng cách có thể giúp ngăn chặn khối u phát triển hoặc tái phát trong bệnh ung thư ruột.
Các nhà khoa học từ Bệnh viện City of Hope (Duarte, California, Mỹ) cho biết họ đã đạt được thành công khó tin trong thử nghiệm động vật và đang tiến tới thử nghiệm lâm sàng trên người nhằm tìm ra liều lượng, cách dùng hợp lý nhất. “Thần dược” chống ung thư ruột này hết sức quen thuộc: aspirin, một thuốc giảm đau – kháng viêm phổ biến.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Ajay Goel đã sử dụng song song mô hình thử nghiệm trên chuột và một mô hình toán học trên máy tính để đ.ánh giá tác động của aspirin lên cơ thể. Khá bất ngờ, loại thuốc bị cho là có hại cho đường tiêu hóa (tác dụng phụ chính của nó là gây đau, xuất huyết dạ dày nếu lạm dụng) lại phát huy lợi ích đối với người có bệnh ung thư.
Aspirin liều thấp hàng ngày có thể giúp đẩy lùi ung thư ruột – ảnh minh họa từ internet
Với một liều aspirin thấp hàng ngày, người bệnh có nhiều tế bào ung thư c.hết đi hơn, tốc độ phân chia tế bào cũng giảm hẳn, đồng nghĩa với việc tăng khả năng khối u bị phá hủy và ngăn chặn việc bệnh lây lan.
Thử nghiệm đã được tiến hành trên 4 dòng tế bào ung thư ruột khác nhau, bao gồm loại khối u mang đột biến gene PIK3CA làm tăng nguy cơ ung thư ruột – tử cung – vú.
Họ cũng đã thử nghiệm 3 mức sử dụng khác nhau là 15mg/kg, 50 mg/kg và 100 mg/kg trong thử nghiệm trên chuột. Điều này tương đương với mức 100 mg – 300 mg – 600 mg/ngày ở một người có cân nặng trung bình.
Kết quả cho thấy liều càng cao thì càng có nhiều tế bào ung thư “t.ự t.ử”. Tất cả như một hiệu ứng domino giúp căn bệnh dần được đẩy lùi.
Hiện có tới 6 triệu người Mỹ đang dùng aspirin liều thấp hàng ngày để đẩy lùi các căn bệnh về tim mạch. Đối với bệnh tim, liều dùng trung bình là 75 mg/ngày.
Các tác giả cho biết phát hiện trên là rất đáng mừng cho các bệnh nhân ung thư ruột, bởi aspirin rất rẻ và dễ dùng. Tác dụng phụ của nó cũng nhỏ hơn nhiều so với các loại thuốc đặc trị ung thư. Ung thư ruột (ung thư đại trực tràng) lại vô cùng phổ biến, mỗi năm ở Mỹ có tới 95.000 người bị chẩn đoán mắc bệnh này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo bạn không nên tự dùng aspirin hàng ngày. Việc sử dụng, dù chỉ để phòng bệnh, vẫn cần bác sĩ kê toa.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Carcinogenesis.
A. Thư
Theo Daily Mail, Daily Express/nguoilaodong
Bất ngờ rau bắp cải là “thần dược” của người nghèo
Rau bắp cải là loại rau phổ biến vào mùa đông và được nhiều người ăn. Nhưng ít ai biết rằng ngoài vai trò là loại rau trong bữa ăn hàng ngày, bắp cải còn là bài thuốc.
Ảnh minh họa.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm m.áu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp…. đặc biệt, đây là loại rau được trồng khắp nơi ở Việt nam và rất rẻ, nên được coi như là vị thuốc tuyệt vời cho người nghèo.
Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải. Vì vậy, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là “Loại rau thứ nhất”.
Những nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan (Mỹ) đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú.
Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Còn Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch m.áu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng.
Một số bài thuốc:
– Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.
– Đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.
– Ho nhiều đờm: Dùng 80 – 100g bắp cải nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.
– Tiểu đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đưòng huyết. Dùng l00g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường loại 2.
– Chống béo phì: Bắp cải có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, một trong những nguyên nhân gây béo phì.
– Giảm các bệnh tim mạch: Bắp cải có tác dụng hạ cholesterol trong m.áu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch m.áu, thiểu năng mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và tai biến mạch m.áu não.
– Kháng sinh: Nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.
Theo infonet