Theo Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân phần nhiều do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp.
Theo Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân phần nhiều do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp. Người bệnh có biểu hiện hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đại tiện lúc lỏng, lúc táo, bụng đầy chậm tiêu, chán ăn, do vị hư. Dưới đây là món ăn thuốc ôn bổ tỳ vị, hóa thấp điều hòa tràng vị, rất tốt cho người tiêu chảy mạn.
Thịt gà hầm lá ngải: thịt gà lông vàng, lá ngải cứu, đậu xanh, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn tuần vài lần. Thịt gà vị ngọt, tính ấm, tác dụng điều hòa tỳ vị, bổ khí dưỡng huyết, chữa rối loạn tiêu hóa… Ngải cứu ôn trung tán hàn, ích tỳ vị hóa thấp… Đậu xanh bổ tỳ vị, giải phiền nhiệt, hạ khí, lợi ngũ tạng. Món ăn bổ dưỡng phòng trị chứng tỳ hư, tiêu chảy rất hiệu quả.
Cháo thịt dê: thịt dê, dạ dày dê, đậu xanh, gạo tẻ, gừng, hành, tiêu gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Thịt dê, dạ dày dê tác dụng ấm trung tiêu, bổ hư, kiện kỳ, ích vị, chữa các chứng tỳ vị hư hàn. Đậu xanh bổ tỳ, thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng. Gạo tẻ ích khí bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Gừng, hành kiện tỳ khai vị. Món ngon bổ, rất tốt cho người hay bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Canh dạ dày lợn hạt sen: dạ dày lợn, hạt sen, gừng, hành, tiêu gia vị hầm ăn. Dạ dày lợn bổ tỳ vị, chữa đau dạ dày do lạnh. Hạt sen bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ. Gừng, hành kiện tỳ khai vị kích thích tiêu hóa. Món ngon bổ, phòng trị tiêu chảy.
Lẩu chim bồ câu: thịt chim bồ câu, nấm hương, nấm mỡ, cải cúc, hành mùi tiêu gia vị hầm ăn. Chim bồ câu ích ngũ tạng, bổ khí huyết, trợ tỳ dương. Rau cải cúc kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa. Nấm hương bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng. Nấm rơm tiêu thực, trừ thấp nhiệt giảm cholesterol. Món ngon bổ, rất tốt cho người tiêu chảy ăn kém.
Ếch om chuối đậu ngon, bổ dưỡng, chữa chứng tỳ vị hư…
Ếch om chuối: thịt ếch, đậu phụ, chuối sứ, nghệ, tía tô, lá lốt gia vị vừa đủ hầm ăn. Thịt ếch bổ tỳ ích vị, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Chuối bổ tỳ vị, chữa rối loạn tiêu hóa. Đậu phụ tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Lá lốt, tía tô, nghệ, vị cay ấm, tác dụng khử hàn, trừ thấp, kiện tỳ, khai vị giúp ăn ngon. Món ngon bổ dưỡng chữa chứng tỳ vị hư tiêu chảy.
Chè đậu đỏ hạt sen: đậu đỏ, hạt sen, táo đỏ, củ sen, gạo đỏ, đường cát gia vị vừa đủ nấu chè ăn. Hạt sen, củ sen, bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa tỳ vị hư, tiêu chảy kiết lỵ kéo dài. Đậu đỏ thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù. Táo đỏ bổ tỳ vị nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Gạo đỏ bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Đường phèn bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Tác dụng bổ ích tỳ vị, phòng trị tiêu chảy.
Cá diếc kho sung: cá diếc, trái sung gần chín, nấm hương, mắm muối kho ăn. Cá diếc kiện tỳ, lợi khí, khai vị, chữa ăn kém, mệt mỏi, tả lỵ. Quả sung ích tỳ vị, chữa chứng lạnh bụng tiêu chảy. Nấm hương bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng. Món ngon, rất tốt cho người tỳ vị hư rối loạn tiêu hóa.
Sinh tố trái cây: táo, ổi chín, sapôchê liều bằng nhau xay ép nước uống hoặc làm salat ăn. Táo bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Quả sapôchê giàu vitamin, có tannin kháng vi khuẩn, virut. Ổi chín thu liễm kiện vị cố tràng, trị tiêu chảy, tiêu khát. Món ngon bổ, rất thích hợp người tỳ vị hư hàn hay tiêu chảy.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều khoai tây, giá đậu, mơ lông, rau mùi, thì là, rau răm; rau thơm, gia vị như: gừng, nghệ, hành, kiệu, tiêu, tỏi…; trái cây như: táo, quýt, nhãn na, sầu riêng, lựu…; chất đạm như: dạ dày heo, bò, dê, gà, chim cút; cá trắm, cá lóc, mực; đậu ván, đậu đũa, đậu ve… đều là thực phẩm bổ tỳ vị dễ hấp thu, phòng trị rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư. Kiêng các món: cam, cà, nước dừa, nước lạnh và các loại rau củ quả có vị chua quá, đắng quá.
Lương y Phan Thị Thạnh
Theo SK&ĐS
Dùng tinh bột nghệ sai cách có thể gây viêm loét dạ dày
Nếu sử dụng tinh bột nghệ quá liều lượng làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy, nóng trong người, hay đổ nhiều mồ hôi…
Cần phân biệt được tinh bột nghệ và tinh chất nghệ
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.
Hậu quả dùng tinh bột nghệ quá liều
Nghệ không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc được người dân sử dụng lâu đời, vì vậy nếu dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu sử dụng tinh bột nghệ quá liều lượng làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy, nóng trong người, hay đổ nhiều mồ hôi… Phụ nữ đang có k.inh n.guyệt, đang bị rong kinh hay đang phải dùng thuốc liên quan đến m.áu, thì không nên dùng tinh bột nghệ. Vì nó sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng m.áu khó đông do chất acid và nhựa có trong tinh nghệ.
Cần phân biệt được tinh bột nghệ và tinh chất nghệ. Tinh bột nghệ đơn thuần là củ nghệ được đem nghiền nhỏ tán bột mà tạo thành. Nó chỉ được sử dụng trong làm đẹp và chế biến thực phẩm chứ không được sử dụng trong y học vì tác dụng chữa bệnh không nhiều. Chưa kể nếu ăn hay uống tinh bột nghệ mà vẫn còn chứa tinh dầu còn có thể gây ra kích thích dạ dày làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, tinh chất nghệ hay còn có tên khoa học là curcumin lại được sử dụng rất nhiều trong y học nhờ công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tinh chất nghệ có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tế bào gây ung thư. Và đặc biệt có khả năng làm lành nhanh chóng các vết loét trên cơ thể con người. Trong trường hợp bị viêm loét dạ dày người bệnh có thể dùng tinh chất nghệ hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.
Điều trị viêm loét dạ dày đúng cách
Viêm loét dạ dày thực chất là sự kích ứng niêm mạc dạ dày. Khiến cho niêm mạc bị sưng tấy có màu đỏ lâu dần dẫn đến các vết loét hở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng rượu, bia, t.huốc l.á và các loại thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài như aspirin và ibuprofen…
Hoạt tính kháng khuẩn của curcumin có tác dụng chống lại được 65 chủng lâm sàng của vi khuẩn H.Pylori (HP) giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn làm giảm tổn thương và n.hiễm t.rùng trên mô dạ dày.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh không thức khuya, giảm stress trong công việc cũng như cuộc sống. Thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp cho niêm mạc dạ dày nhanh chóng phục hồi. Hàng năm cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn chặn bệnh tái phát.
Theo anninhthudo