HÀ NỘI – Bệnh viện cam kết sẽ giảm dần, tiến tới không sử dụng bao bì, túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa khó p.hân h.ủy.
Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô, mỗi tháng có khoảng hơn 700 kg nilon bao gói, túi đựng bằng nhựa cùng gần 2 tấn rác thải nhựa dùng một lần, Giám đốc bệnh viện, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà cho biết hôm 2/10. Trước mắt, bệnh viện sẽ giảm và loại bỏ túi đựng nilon ở các khoa phòng như túi rác, túi đựng thuốc, túi đựng hoa quả thức ăn. Nhà ăn không sử dụng hộp xốp, khay nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa dùng một lần, thay bằng đồ dùng inox, lọ thủy tinh hoặc chất liệu nhựa sử dụng nhiều lần.
“Nhựa trong các sản phẩm thuốc, bơm kim tiêm, dây truyền… hiện chưa giảm được, sẽ thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường”, ông nói.
Bệnh viện cũng không sử dụng nước uống đóng chai nhựa nhỏ mà chuyển sang dùng chai thủy tinh hoặc bình nước to dùng chung; hạn chế và thay thế dép nhựa bằng dép da, dép cao su, thu gom túi nhựa, chai nhựa sinh hoạt để chuyển đi tái chế.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô là một trong số ít bệnh viện của Bộ Y tế thực hiện Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), tức là không in phim sau khi chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT-Scanner và chụp mạch số hóa nền cho bệnh nhân. Thay vào đó là lưu trữ bằng hệ thống công nghệ thông tin.
Bệnh viện không in phim, tránh lãng phí, giảm thiểu tác hại ra môi trường. Ảnh do Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô cung cấp.
Thống kê của Ủy ban châu Âu (EC), ước tính khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải, khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển, với 0,28-0,73 triệu tấn mỗi năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới.
Bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng. Theo đ.ánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải sinh hoạt. Cùng với đó, công nghệ tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển, trong khi thói quen người dân dùng túi nilon, đồ nhựa một lần ngày càng gia tăng.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Xã hội chung tay hạn chế rác thải nhựa
Sự ra đời của các sản phẩm làm từ nhựa và túi nilon tuy đem lại nhiều tiện ích nhưng lại mạng đến hậu quả cho môi trường, dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê của FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Việt Nam tạo ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó có 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển. (Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển).
Hiện tại có trên 93% dân số cả nước sử dụng túi nilon, chất thải nhựa. Một kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, bình quân mỗi gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1kg túi nilon/hộ/tháng. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng rác thải nhựa tại nước ta.
Ở ngoài môi trường tự nhiên, các loại rác thải từ nhựa, túi nilon phải mất khoảng 450 – 500 năm để tiêu hủy. Trong thời gian đó, các loại chất có hại trong rác thải nhựa ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường hoặc lẫn vào nước ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp. Chất thải nhựa, túi nilon rất khó xử lý, khó thu gom, càng không thể đem đi đốt bởi sẽ tạo ra nhiều lượng khí thải độc hại làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, những tác độc tiêu cực của rác thải nhựa còn thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu khoa học, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn… lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên nhân do nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và có thể nhiễm vào thực phẩm. Chất độc từ nhựa nhiễm trong thức ăn khi chúng ta sử dụng tích lũy lâu ngày sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt có thể gây rối loạn giới tính và vô sinh ở t.rẻ e.m.
Hoàng Nhật
Theo congly