Bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong m.áu và làm giảm t.uổi thọ.
Bụi PM2.5 xâm nhập vào m.áu
Trong suốt nhiều ngày qua, chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội luôn ở mức xấu, có những thời điểm AQI lên xấp xỉ 300, ngoài trời mịt mờ, đặc quánh.
Trong các chỉ số AQI, điều đáng lưu tâm nhất là bụi mịn và bụi siêu mịn. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngày từ 12-29/9, chỉ số bụi PM2.5 luôn cao trên 50, cá biệt ngày 29/9 vượt mốc 100, tức gấp hơn 4 lần so với tiêu chuẩn (25 g/m3).
Cũng theo thống kê của BV Phổi TƯ, trong tuần qua, dù lượng bệnh nhân nhập viện không tăng đột biến nhưng gia tăng mạnh các bệnh nhân bị phổi mãn tính.
TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, bụi trong không khí là những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano.
Trong đó bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác.
TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý sức khoẻ môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trưởng Y tế, Bộ Y tế cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư…
Với các hạt bụi thô, sẽ gây tổn thương, viêm hệ hô hấp. Riêng bụi PM2.5 có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong m.áu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen…
Trường hợp nhẹ là hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc m.áu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí t.ử v.ong.
Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các b ệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh…
Tăng tỉ lệ mắc ung thư, giảm t.uổi thọ
Năm 2016, nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã có báo cáo khoa học về tác động của bụi PM2.5 lên hệ hô hấp, đăng trên tạp chí Journa of Thoracic Disease.
Nhóm nghiên cứu chỉ rõ, bụi PM2.5 và các bụi nhỏ hơn có thể dễ dàng đi qua lớp lông mũi (lá chắn của hệ hô hấp) để thâm nhập sâu vào phổi, gây kích thích và ăn mòn thành phế nang, dẫn đến làm suy giảm chức năng của phổi, đồng thời khi vào phổi, bụi cũng sẽ khuếch tán và ảnh hưởng đến các cơ quan khác thông qua trao đổi khí.
Sau 20 năm nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã chỉ ra mối tương quan giữa các chất ô nhiễm trong hạt mịn với tỉ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, trong đó, các hạt PM2.5 sẽ làm gia tăng bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, khiến phổi kém chức năng và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư phổi cũng như khiến tỉ lệ t.ử v.ong do ung thư phổi cao hơn.
Trước đó, nghiên cứu kéo dài 7 năm ở Mỹ (2000 – 2007) trên quy mô nửa triệu người, đăng trên tạp chí Epidemiology cho thấy, nếu giảm thêm 10,5g bụi PM2.5/m3 không khí, t.uổi thọ sẽ tăng thêm gần 4 tháng.
Cùng với đó, tỉ lệ t.ử v.ong của các bệnh nhân bị tim, phổi cũng như ung thư phổi tăng lần lượt từ 4, 6 và 8% nếu hàm lượng bụi PM2.5 tăng thêm 10g/m3 không khí.
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, theo dõi 1,2 triệu người Mỹ trưởng thành trong suốt 26 năm (1982 – 2008) cho thấy, tỉ lệ t.ử v.ong của ung thư phổi đã tăng thêm 15-27% khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10g/m3, nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra, các gốc tự do, kim loại và các thành phần hữu cơ có trong bụi PM2.5 có thể sản sinh gốc tự do để oxy hoá tế bào trong phổi, triệt tiêu các thành phần chống oxy hoá. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, các loại hạt hoà tan trong nước sẽ tạo ra gốc hydroxyl, là yếu tố chính gây tổn thương oxy hoá DNA. Khi đi DNA bị hỏng không được sửa chữa kịp thời có thể gây ra ung thư, gây đột biến.
Nên dùng khẩu trang gì?
Người dân thường có thói quen sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang y tế 2 lớp thông thường để đi đường, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định, các loại khẩu trang này vô nghĩa với các loại bụi mịn.
Với bụi PM2.5 trở xuống, người dân cần trang bị khẩu trang chuyên dụng để ngăn ngừa như N95 hoặc N99 khi lưu thông trên đường. Đây là loại khẩu trang đáp ứng khả năng lọc bụi, vi khuẩn tốt.
Nếu không có điều kiện, người dân có thể dùng khẩu trang than hoạt tính 3 lớp, cũng giúp ngăn bụi tốt hơn so với khẩu trang thông thường.
Làm gì để tránh bụi mịn?
Các chuyên gia nhận định, kiểm soát ô nhiễm không khí là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Với người dân, cách phòng tránh hiệu quả trong những ngày ô nhiễm nghiêm trọng là hạn chế ra đường, hạn chế di chuyển trên những con đường đông đúc, nhiều phương tiện, khói bụi và luôn đeo khẩu trang có khả năng chống khói bụi.
Khi ở nhà, cần đóng tất cả các cửa, sử dụng máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn, giữ nhà sạch sẽ, lau bằng khăn ướt, trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
Không tập thể dục hay làm việc ở nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động mạnh khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ…
Với những nhóm nhạy cảm như t.rẻ e.m, người già, người có các bệnh mãn tính về tim, phổi, cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Do đặc trưng của bụi PM2.5 là stress oxy hoá (các chất oxy hoá chiếm ưu thế hơn so với chất chống oxy hoá) nên người dân cần bổ sung các chất chống oxy hoá hoặc thực phẩm bổ dưỡng, ví dụ như dầu cá, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại quả như việt quất, óc chó, dâu tây, lựu, cherry, atiso, bắp cải đỏ, rau chân vịt, cá hồi, cua, thịt gà…
Khi xuất hiện những triệu chứng như ho, khó thở, đau họng, cần đi khám ngay.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP HCM: Ai sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên?
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP HCM đang tác động xấu đến sức khỏe cho con người. Đặc biệt, bụi mịn kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người gây nhiều bệnh cấp tính hoặc tích tụ lâu dài.
Do sự gia tăng của bụi mịn, nhiều ngày qua, thành phố như được bao phủ bởi lớp sương mù
Những ngày gần đây hệ thống quan trắc không khí tự động đều cho thấy chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội và TP HCM ở ngưỡng chất lượng không khí kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhóm người già, trẻ nhỏ cần hạn chế ra ngoài.
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong những ngày không khí bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe, những người vốn có các bệnh như phổi mạn tính, hen suyễn và các bệnh phổi khác sẽ có nguy cơ phát bệnh cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng kém, khi niêm mạc đường hô hấp hít phải các chất bụi, hoặc khói trong không khí cũng rất dễ làm tổn thương niêm mạc. Do đó, t.rẻ e.m cũng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Ô nhiễm không khí cũng có thể tác động tới quá trình điều trị của các bệnh nhân, khiến bệnh tình nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Tuy nhiên, theo PGS Dũng không phải ai cũng mắc bệnh khi sống trong môi trường bị ô nhiễm vì mỗi người có hệ miễn dịch, chức năng đào thải của cơ thể.
Ông Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Quản lý sức khỏe môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trường y tế, cho biết trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày vì thế khi chất lượng không khí không bảo đảm có thể gây ra hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim mạch, ung thư… “Trường hợp cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc m.áu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí t.ử v.ong. Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, tim mạch, viêm da, kích ứng da, căng thẳng thần kinh…”- ông Cường nói.
Cũng theo giới chuyên môn bụi mịn PM2,5 được đ.ánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Vì có kích thước nhỏ nên “sát thủ vô hình”- bụi PM2.5 rất nguy hiểm, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào m.áu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cảnh báo có mối liên quan giữa bụi mịn và dị tật bẩm sinh ở bà bầu.
Để phòng ngừa, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo t.rẻ e.m, phụ nữ có thai, người lớn t.uổi, hạn chế ra ngoài đường, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Người già, những người có bệnh về đường hô hấp, sức khỏe yếu nên ở trong nhà.
Với những người lao động bắt buộc phải ra ngoài trời nên đeo khẩu trang, các dụng cụ cản bụi như mũ, khăn, kính mắt… Người dân nên thường xuyên nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm ngoài môi trường không khí ô nhiễm, hạn chế sử dụng nước mưa. Theo các chuyên gia, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi.
D. Thu
Theo nguoilaodong