Khí hậu nóng, ẩm vào mùa hè của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus phát triển, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp mùa hè phổ biến như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, phổi tắc nghẽn mãn tính….
Với vi khuẩn và virus thì mùa hè (mùa nóng) mới chính là “mùa xuân” cho sự phát triển, sinh sôi và gây bệnh.
Dưới đây là những bệnh đường hô hấp mùa hè phổ biến và cách phòng tránh. Cần đặc biệt lưu ý với người già và trẻ nhỏ, những người phải làm việc ngoài trời trong thời gian dài.
1. Những bệnh đường hô hấp mùa hè phổ biến
– Vùng họng: ho, viêm họng, bị viêm họng hạt hoặc bị viêm amidan, viêm xoang mũi,… là những bệnh liên quan tới viêm nhiễm vùng họng phổ biến vào mùa nóng.
Các bác sĩ cho biết, khi thời tiết nóng bức, nhất là những ngày không có gió khiến khói bụi ô nhiễm từ xe máy, các nhà máy công nghiệp,… khi thải ra ngoài môi trường không được pha loãng, khiến cho môi trường trở nên ô nhiễm nặng nề hơn. Khi vô tình hít phải những luồng khí này, nguy cơ đường thở bị kích thích và cơ trơn phế quản cũng bị co thắt lại dẫn tới viêm nhiễm.
– Phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản hay viêm phế quản cũng là một trong những bệnh hô hấp mùa hè phổ biến.
Phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản,… là những bệnh hô hấp mùa hè phổ biến (Ảnh: Internet)
Khi nhiệt độ lên cao, cơ thể của bạn sẽ toát mồ hôi nhiều hơn, dẫn tới mất nước nếu như không kịp thời bù lại. Điều này gây khó khăn hơn cho người mắc các bệnh phổi mãn tính do đờm bị khô và quánh lại, khó khạc nhổ đờm dẫn tới hiện tượng đờm bị ứ, tắc và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Một nguyên nhân khiến nhiễm khuẩn đường hô hấp trở nên phổ biến hơn trong mùa hè là do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột với các thói quen như:
Ở trong phòng để nhiệt độ điều hoà quá lạnh, chênh lệch lớn với thời tiết bên ngoài môi trường và di chuyển đột ngột ra ngoài
Bật quạt gió thổi hướng thẳng vào mặt
Quạt gió không nên bật hướng thẳng vào mặt (Ảnh: Internet)
Thói quen tắm ngay sau khi đi ngoài trời nắng về hoặc khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi chưa kịp khô hoặc hạ nhiệt.
Những thói quen này đều khiến sức đề kháng của cơ thể nói chung và đường thở nói riêng bị suy giảm, các nhung mao bị giảm chất lượng hoạt động, tạo điều kiện phát triển cho các vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm đường hô hấp.
2. Biện pháp phòng bệnh trong mùa nắng nóng
Đối với t.rẻ e.m
T.rẻ e.m là một trong những đối tượng dễ mắc những bệnh lý liên quan tới viêm nhiễm đường hô hấp (trên, dưới). Ba mẹ cần chú ý các điểm sau để phòng bệnh hô hấp mùa hè cho trẻ:
– Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng
Cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học cho trẻ (Ảnh: Internet)
– Đối với trẻ đang bú mẹ, cần đảm bảo cho trẻ bú đủ 6 tháng đầu hoàn toàn bằng sữa mẹ để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hay các bệnh như viêm phổi và giảm mức độ nguy hiểm nếu bị mắc các bệnh về viêm tiểu phế quản hay hen suyễn
– Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, nhất là những năm đầu đời. Các mũi tiêm cần thiết ba mẹ cần tham khảo trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tự nguyện bao gồm các mũi tiêm: tiêm phòng cúm, tiêm phòng phế cầu; nhất là với những trẻ đang có các bệnh mãn tính chẳng hạn như hen suyễn
– Cho trẻ uống vitamin A bổ sung theo hướng dẫn, cũng như các vitamin hay khoáng chất cần thiết khác. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ nếu như không có hướng dẫn của cơ quan Y tế
– Để trẻ tránh xa sự tiếp xúc với khói t.huốc l.á. Khói t.huốc l.á khi tiếp xúc với đường hô hấp của trẻ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và nguy cơ bị viêm phổi, bị viêm tai giữa hay nguy cơ bị tăng nặng biến chứng nếu trẻ mắc viêm tiểu phế quản
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, nếu nhà có người bị bệnh không nên để trẻ tiếp xúc gần
Đối với người trưởng thành
Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mùa hè nếu như không có biện pháp phòng tránh, nâng cao sức đề kháng đúng cách. Cụ thể:
– Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp – Ảnh Internet
– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng sạch sẽ phòng n.hiễm t.rùng răng hay miệng. Nếu chẳng may bị các dạng nhiễm khuẩn ở răng hay ở miệng, tai hoặc mũi – họng thì cần nhanh chóng điều trị triệt để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus xuống đường hô hấp dưới.
Đặc biệt, nếu thấy có các biểu hiện khác thường chẳng hạn như cảm thấy khó thở, ngực bị đau tức, cổ có đờm, ho hay sốt,… thì cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.
– Không nên tắm ngay sau khi đi ngoài trời nóng về hoặc bật điều hoà lạnh ngay.
– Nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều muộn
– Hạn chế ra ngoài vào các khung giờ nắng nóng cao điểm, đặc biệt là từ 12h-15h
– Bỏ hút t.huốc l.á, thuốc lào. Khuyến cáo cho biết người hút t.huốc l.á, thuốc lào có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp cao do các nhung mao trên bề mặt biểu mô phế quản bị tê liệt, rối loạn chuyển động, làm cho chất nhầy không thể đẩy lên được dẫn tới không thể bảo vệ các tế bào bạch cầu hay đại thực bào.
– Không nên nằm phòng điều hoà ngay sau khi tắm xong, tránh bị viêm phổi
– Không uống nhiều rượu, bia, các đồ uống có chứa cồn hay caffein.
Những bệnh trẻ có thể mắc do nắng nóng và lời khuyên của chuyên gia nhi khoa
Trong những ngày hè, trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, hô hấp, ngộ độc thực phẩm,… Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh cho trẻ
Hiện đang là mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 32-37 độ C, có thời điểm lên đến 39-40 độ C. Thời tiết nóng cùng với độ ẩm thất thường, môi trường bụi bặm… tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus phát triển và đây cũng nguyên nhân làm gia tăng và phát triển nhiều bệnh tật. Trong khi đó, trẻ nhỏ do chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch nên là đối tượng dễ mắc bệnh trong thời tiết nắng nóng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vào mùa hè, t.rẻ e.m dễ mắc nhiều bệnh do sự thay đổi thời tiết. Đặc biệt, nhiều gia đình thường mở điều hòa, trong khi trẻ hiếu động chạy từ phòng điều hòa sang phòng thường; hoặc t.rẻ e.m chơi ngoài trời thì sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tai mũi họng hoặc nặng hơn sẽ là viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Bên cạnh đó là các bệnh lý về tiêu hóa do người lớn bảo quản thức ăn không tốt, có thể gây tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hay các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh về chân tay miệng, sốt xuất huyết cũng rất hay gặp ở t.rẻ e.m trong giai đoạn này.
Bác sĩ Dũng cho biết, để giúp trẻ phòng tránh các bệnh mùa hè, phụ huynh cần chú ý vệ sinh cho trẻ thật sạch; chú ý chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong mùa COVID-19 thì phải rửa tay thường xuyên, và đeo khẩu trang. Những trẻ khi có các biểu hiện bệnh lý như sốt, chảy nước mũi hoặc các bệnh lý về truyền nhiễm thì không nên cho đi học, hoặc tập trung ở những nơi đông người, hay chơi với các bạn khác vì dễ lây nhiễm.
Ngoài ra, phụ huynh cũng hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ điều hòa chênh lệch so với môi trường. Nên để nhiệt độ điều hòa từ 26 độ C đến 28 độ C, không nên để quá thấp. Trước khi ra ngoài nên tắt điều hòa từ 10 đến 15 phút, sau đó mới cho trẻ ra ngoài, bởi vì những sự thay đổi này làm tăng nguy cơ các bệnh cho đường hô hấp.