Hạn chế rượu bia, dùng trái cây trước khi ăn vặt hoặc tự đặt giới hạn calo cho bản thân là cách đề kiểm soát cân nặng trong dịp Tết.
Một chiếc bánh chưng cỡ lớn chứa 1.600 kcal (bằng 8 bát cơm hoặc 10 chiếc đùi gà), 5 cái nem rán tương đương với 750 kcal, một bát canh măng chân giò là 1.000 kcal.
Bổ sung thêm 500 kcal thực phẩm mỗi ngày có thể khiến người bình thường tăng 0,5 đến 1 kg chỉ trong vòng một tuần. Sau dịp Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày, nếu ăn uống vô độ, bạn có thể tăng 2-3 kg.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều phương pháp để kiểm soát cân nặng trong dịp Tết.
Sử dụng trái cây trước khi ăn vặt
Các loại hoa quả như cam, quýt, táo… chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin A, C tạo cảm giác no lâu. Ảnh: Ken Philp
Các loại hoa quả như cam, quýt, táo… chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin A, C tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp giảm lượng đồ ăn nhẹ và đường tiêu thụ trong ngày.
Thực tế, ăn một quả táo trước bữa chính giúp no bụng hơn, bổ sung chất chống oxy hóa, có tác động tốt đối với quá trình trao đổi chất. Trong khi đó, cam là loại quả giàu dinh dưỡng, ít calo và có tác dụng giải rượu.
Tự đặt giới hạn
Chế độ ăn kiêng phát huy hiệu quả tối đa khi được lên kế hoạch cụ thể. Việc tự giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ hoặc calo dung nạp trong ngày vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong dịp Tết khi bạn phải ghé thăm nhiều họ hàng và bạn bè. Không ăn quá 5 miếng mứt mỗi lần đi chúc Tết hoặc chia đồ ăn vặt thành nhiều túi nhỏ để sử dụng dần là những biện pháp giúp giữ cân nặng ổn định.
“Đ.ánh lừa” bản thân
Mẹo “đ.ánh lừa thị giác” để giảm cân bao gồm những cách thức đơn giản như sử dụng bát đĩa nhỏ hơn, không ăn khi đang xem TV, hoặc để đồ ăn khuất khỏi tầm mắt. Thậm chí, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cornell vào năm 2012 chỉ ra rằng, vặn nhỏ đèn vào các bữa cơm giúp bạn ăn ít hơn nhưng vẫn duy trì cảm giác ngon miệng.
Tránh đi chúc Tết khi đói bụng
Trên thực tế, nhiều loại bánh quy hoặc thực phẩm ngày Tết chứa lượng calo không cần thiết, dù sử dụng ít hay nhiều vẫn gây ra tăng cân. Ăn nhẹ trước khi đến thăm nhà bạn bè hoặc họ hàng giúp tránh được việc ăn vặt chỉ để “g.iết thời gian”.
Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt
Rượu bia và đồ uống có cồn nói chung ngăn cơ thể đốt cháy chất béo và chứa hàm lượng calo cao. Ảnh: Only My Health
Một lon nước có ga 250ml chứa khoảng 5 muỗng đường, tương đương với 1/2 giới hạn khuyến nghị của Ủy ban Xúc tiến Sức khỏe Singapore. Trong khi đó, rượu bia và đồ uống có cồn nói chung ngăn cơ thể đốt cháy chất béo và chứa hàm lượng calo cao, khiến con người cảm thấy đói nhanh hơn bình thường.
Nước trái cây, đồ uống không cồn hoặc các loại soda ít đường là sự lựa chọn hợp lý trong các bữa ăn ngày Tết.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để nấu cơm Tết
Bên cạnh các món ăn truyền thống Việt Nam, nhiều gia đình hiện đại có thói quen đơn giản hóa thực đơn ngày Tết bằng những loại thực phẩm chế biến sẵn. Phương pháp này dù tiện lợi nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng của cả gia đình sau mùa nghỉ lễ.
Các chuyên gia khuyến nghị, phương pháp nấu ăn lành mạnh bao gồm luộc và hấp. Đối với các món xào, nên sử dụng ít dầu mỡ hoặc dùng dầu thực vật với hàm lượng chất béo và calo thấp. Hạn chế dùng đồ ăn đóng gói sẵn như xúc xích, thịt nguội. Thay vào đó, tăng cường ăn nấm và rau xanh.
Thục Linh
Theo Channel News Asia, Huffington Post, ELLE/VNE
Vì sao nhiều mẹ “đau muốn gãy lưng” trong thời gian ở cữ?
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ sữa bị đau lưng trong thời gian ở cữ
Ảnh minh họa
Vì sao mẹ sau sinh bị đau lưng?
Đau thắt lưngsau sinh có nguyên nhân sinh lý, chẳng hạn như thay đổi nồng độ hormone, giãn dây chằng và không được nghỉ ngơi đúng cách. Hiểu được nguyên nhân gây đau lưng sau sinh, mẹ có thể dễ dàng tìm ra cách phòng ngừa và điều trị đau lưng phù hợp.
1. Thay đổi lớn về hormone sinh lý
Sau khi sinh, progesterone trong cơ thể người mẹ giảm nhanh chóng và sự thay đổi lớn về mức độ hormone này có thể gây rối loạn nội tiết tố, gây đau thắt lưng.
2. Giãn dây chằng sinh lý
Khi mang thai, dây chằng cột sống, xương, cơ và khớp được kéo giãn, dẫn đến độ đàn hồi giảm xuống. Vì vậy, các mô xương chậu và tử cung sẽ không thể nhanh chóng trở lại trạng thái trước khi mang thai. Vì vậy, việc giãn các dây chằng dẫn đến đau lưng.
3. Thiếu canxi sinh lý
Nhiều bà mẹ không bổ sung canxi kịp thời trong thai kỳ và tiêu thụ nhiều canxi sau khi sinh. Sau khi sinh, người mẹ cho con bú hoàn toàn dễ bị thiếu canxi sinh lý gây đau thắt lưng.
4. Làm việc quá sức
Sau sinh, nhiều mẹ sữa phải ngồi liên tục để hút sữa, chăm sóc em bé. Việc nghỉ ngơi không đủ khiến họ dễ bị đau lưng.
5. Tư thế không đúng
Việc bế con cho con bú nhiều lần trong ngày có thể gây mỏi cơ và đau lưng ở người mẹ.
Mẹ nên làm gì để giảm đau lưng sau sinh?
Để giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng đau lưng sau sinh, mẹ sữa nên:
– Giữ ấm phần eo, mặc quần cạp cao
– Nghỉ ngơi thường xuyên hơn, tránh đứng, ngồi quá lâu
– Kiểm soát cân nặng hợp lý
– Giữ cho tâm trạng vui vẻ, thư giãn
– Tập thể dục nhẹ nhàng
Theo Emđep.vn