Cây nhũ hương có thực sự là ‘thần dược’ trị bệnh xương khớp?

Gần 15 triệu đồng 1 ký, thậm chí vài trăm triệu đồng cho 1 ký thượng hạng, chiết xuất nhũ hương đang thực sự làm nên cơn sốt và được ví như 1 loại “thần dược” trong việc điều trị các căn bệnh xương khớp.

Nhũ hương – Một “hiện tượng” trong y học

Sống giữa thời hiện đại và đủ đầy, nhưng đối diện với những vấn đề về sức khỏe, người ta thường có xu hướng muốn sử dụng những biện pháp trị liệu tự nhiên và những dược liệu từ thiên nhiên. Đó là lý do khiến nhũ hương nổi lên như một hiện tượng trong việc chữa trị các bệnh về xương khớp. Gần 4 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng nửa giây đã cho thấy cơn sốt nhũ hương đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Không chỉ được truyền tai hay gây sốt trên mạng xã hội, nhũ hương còn được các bác sĩ và chuyên gia khẳng định trên khắp các mặt báo như một loài cây có tác dụng kỳ diệu giúp cải thiện hầu hết vấn đề về xương khớp. Vậy nhũ hương là gì, và liệu nó có thực sự hiệu quả đến thế?

Nguồn gốc của nhũ hương

Nhũ hương còn được biết đến với tên gọi trầm hương Ấn Độ, thuộc họ Đào lộn hột, là một loài cây vô cùng nổi tiếng ở Ấn Độ và các nước ven Địa Trung Hải. Frankincense – tên khoa học của nhũ hương xuất phát từ việc những chiến binh người Frankish đã mang nó từ nơi sa mạc cằn cỗi đến giới thiệu ở phương Tây. Tuy nhiên, bộ rễ của nhũ hương chỉ thích hợp với việc sinh tồn ở những ngọn núi cao, những nơi có địa hình hiểm trở và vùng sa mạc cằn cỗi. Không chỉ gặp khó khăn trong việc chọn lọc điều kiện sống, việc thu hoạch nhũ hương cũng rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Người ta rạch một vết sâu trên thân cây và loại bỏ phần vỏ, chất nhựa trong cây chảy ra như một cách để chữa lành tổn thương. Sau khoảng 100 ngày, nhựa cây chảy hết ra và đông cứng lại. Tuy nhiên phải trải qua 3 lần như vậy chúng mới được thu hoạch, vì nhựa trong cây chảy ra ở lần thứ 3 mới là loại nhựa có chất lượng tốt nhất.

cay nhu huong co thuc su la than duoc tri benh xuong khop 6360b7

Ảnh minh họa: Cây nhũ hương

“Thần dược” hay trò bịp bợm?

2 chữ “thần dược” không hề là nói quá 1 chút nào đối với chiết xuất nhũ hương. Thậm chí, nhũ hương đã được sử dụng trong suốt 5000 năm qua với hiệu quả điều trị vượt trội về các bệnh xương khớp, thần kinh và da. Trong thời kỳ cổ đại, người ta đốt nhũ hương vào những nghi lễ tôn giáo quan trọng để bày tỏ niềm tôn kính với những vị thần. Đã có những thời điểm giá trị của nó còn cao hơn vàng, và tất cả nhũ hương đều thuộc về nhà vua. Chỉ có vua mới nắm trong tay quyền quyết định khai thác, sử dụng và buôn bán chúng.

cay nhu huong co thuc su la than duoc tri benh xuong khop 0463ef

Ảnh minh họa: Nhựa nhũ hương

Hiệu quả kỳ diệu trong các vấn đề xương khớp khiến nhũ hương nổi tiếng như một loại thần dược chủ yếu đến từ sự đa dạng trong thành phần hóa học của loài cây này. Nhũ hương có chứa khoảng 70% nhựa, cùng với đó là gôm và tinh dầu, Những thành phần hóa học chủ yếu phải kể đến trong nhựa cây bao gồm Free Alpha, Beta Boswellic, Olibanoresene. Bên cạnh đó còn có các thành phần khác như O-Acetyl-Beta-Boswellic acid, Dihydroroburic acid, Epilupeol acetate, Epilupeol acetate,… Trong đó thành phần quan trọng nhất, được coi như linh hồn của nhũ hương là Acid Boswellic có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch và làm giảm các triệu chứng sưng đau, viêm khớp.

Acid Boswellic được thực hiện nghiên cứu trên động vật và chứng minh tác dụng ức chế enzyme 5-lipoxygenase, là enzyme có vai trò lớn trong quá trình tổng hợp leukotriens – thủ phạm gây viêm ở những bệnh nhân viêm thấp khớp cấp tính và mạn tính. Thông qua cách ức chế enzyme này, chất Triterpenes trong acid Boswellic làm giảm khả năng tổng hợp leukotriens có trong bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, acid Boswellic ức chế Matrix Metalloproteinase-3(MMP-3), giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy collagen, là một thành phần thiết yếu của các mô khớp.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy chiết xuất nhũ hương đem lại sự cải thiện đáng kinh ngạc với gần 70% bệnh nhân nằm liệt giường, giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động. Tuyệt vời hơn nữa, dù mang lại hiệu quả tối ưu nhưng chiết xuất này không hề đem đến tác dụng không mong muốn cho người dùng như các thuốc kháng viêm thông thường.

Một nghiên cứu khác được thực hiện với 30 bệnh nhân viêm khớp được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine đã chứng minh việc sử dụng thành phần acid Boswellic có trong nhũ hương thực sự có hiệu quả trong việc giảm viêm và ức chế quá trình tự miễn.

Tiến sĩ Robert Jacobs, một bác sĩ phẫu thuật tại Anh đã chia sẻ ông đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi các tác dụng y học vượt trội của nhũ hương. Ông cho rằng nhũ hương có thể tạo ra sự kết hợp tối ưu nhất với mục đích chống viêm trong tất cả các chiết xuất thực vật mà ông từng biết. Tiến sĩ chia sẻ: “Bản thân tôi và vợ đều là người mắc bệnh viêm khớp, chúng tôi đã sử dụng nó trong vài tuần. Và việc đó mang lại kết quả thực sự tốt, thậm chí tốt hơn các thuốc chống viêm thông thường”.

Nhũ hương từ lâu đã được sử dụng trong Đông Y với mục đích điều trị các bệnh về xương khớp, và tác dụng vàng trong việc chống viêm đã giúp chúng được biết tới như một loại “thần dược” trong suốt 5000 năm qua. Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi có thể mang tới cho bạn đọc những thông tin chi tiết về tác dụng của nhũ hương trong việc trị liệu các bệnh xương khớp.

L. Hương/ Sức Khỏe 365

Mắc những bệnh này tránh xa thịt bò nếu không muốn xương khớp ‘đau thấu Trời’

Dù thịt bò chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này.

Những người đang mắc phải các bệnh dưới đây thì chớ động đũa vào thịt bò nếu không muốn bị những cơn đau thấu trời do xương khớp giày vò.

mac nhung benh nay tranh xa thit bo neu khong muon xuong khop dau thau troi 4cd0a4

Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù thịt bò là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, với một số bệnh, thịt bò lại trở thành nguyên liệu bắt buộc người bệnh phải kiêng hoàn toàn.

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, thịt bò vị ngọt, tính bình. Chính vì thế, thịt bò có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Với những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thì thịt bò sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt để bệnh nhân bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt với một số bệnh như ăn uống không tiêu, đầy bụng, chán ăn, bệnh đái tháo đường,… thịt bò sẽ hỗ trợ được phần nào giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vì những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo với người bệnh không nên sử dụng thịt bò quá nhiều. Về lâu dài, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ trong cơ thể sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như bệnh huyết áp, tim mạch,… Đó là lí do vì sao không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng thịt bò để điều trị bệnh. Việc bạn sử dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh không khỏi. Bên cạnh đó, bạn còn rất dễ mắc phải những căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn.

mac nhung benh nay tranh xa thit bo neu khong muon xuong khop dau thau troi ed02fd

Thịt bò chứa một lượng protein cực khủng, mà chất này có nguy cơ gây ra viêm khớp gấp 3 lần so với những người không tiêu thụ protein từ động vật. Ngoài ra lượng collagen và chất phụ gia dùng để nướng thịt bò có hàm lượng rất cao cũng góp phần gây hại cho xương khớp của chúng ta. Ảnh minh họa: Internet

U xơ tử cung

Trong thịt bò có chứa các kích thích tố như estrogen, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khối u, đồng thời gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, chính vì vậy những người mắc phải bệnh u xơ tử cung cần tránh ăn thịt bò, vì chúng không hề giúp tấn công mà ngược lại kích thích các tế bào, đặc biệt là khối u ngày càng phát triển lớn hơn.

Thay vào đó những bênh nhân u xơ tử cung trước hoặc sau phẫu thuật nên sử dụng nhiều các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C và A như cam, chanh, ổi,… vì chúng giúp hồi phục và chống lại quá trình lão hóa, bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc say thành sinh tố để dễ dùng. Ngoài ra bạn còn có thể bổ sung các món từ đậu, cá biển và các loại thịt trắng.

Người bệnh m.áu nhiễm mỡ

Thịt bò có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất do axit amoniac giúp tăng cường cơ bắp và hệ miễn dịch, giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn tốt hơn. Đồng thời bổ huyết nhờ vitamin B6, protein và sắt.

Tuy nhiên cũng bởi loại thịt này chứa quá nhiều đạm vì vậy chúng không hề phù hợp với các bệnh nhân đang trong tình trạng m.áu nhiễm mỡ. Đạm có trong thịt bò có thể chuyển hóa thành chất béo điều này sẽ góp phần tăng lượng mỡ trong m.áu nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng thịt bò trong thời gian dài.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những bệnh nhân nhiễm mỡ trong m.áu nên sử dụng nhiều rau củ, trái cây, tránh sử dụng những loại thức ăn có chứa quá nhiều cholesterol cao như thịt đỏ, thịt mỡ,…nhưng nên sử dụng nhiều: hành tây, giá đỗ, táo, các loại thịt cá: cá chép, cá hồi, thịt gà bỏ da,…

Người bệnh xương khớp

Thịt bò chứa một lượng protein cực khủng, mà chất này có nguy cơ gây ra viêm khớp gấp 3 lần so với những người không tiêu thụ protein từ động vật. Ngoài ra lượng collagen và chất phụ gia dùng để nướng thịt bò có hàm lượng rất cao cũng góp phần gây hại cho xương khớp của chúng ta.

Vì vậy những bệnh nhân mắc các bệnh về viêm khớp đặc biệt là gout thì nên kiêng thịt bò, bởi nếu ăn phải thịt bò, cơ thể sẽ nhanh chóng tiêu hóa lượng thịt bò này, đồng thời trong cơ thể sản xuất ra nhiều axit, chúng sẽ trung hòa lượng canxi có trong cơ thể. Vì vậy nếu cơ thể không kịp bổ sung lượng caxi bị mất đi, chúng buộc phải rút caxin trong xương để làm tròn nhiệm vụ, điều này gây suy yếu cho xương và loãng xương.

Nhưng những bệnh nhân xương khớp nên sử dụng các loại trà xanh và thảo mộc, vì chúng có tác dụng thanh lọc cơ thể và kháng viêm, nên vừa có tác dụng tái tạo lớp sụn giữa các xương vừa giúp xương chắc khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết dùng 8 ly trà mỗi ngày là rất cần thiết cho người bị viêm khớp. Ngoài ra người bệnh chỉ nên sử dụng các loại hải sản, các thu, cá hồi,… những thức ăn giàu omega 3 và 6.

mac nhung benh nay tranh xa thit bo neu khong muon xuong khop dau thau troi 9eea0b

Trong thịt bò có chứa các kích thích tố như estrogen, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khối u, đồng thời gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, chính vì vậy những người mắc phải bệnh u xơ tử cung cần tránh ăn thịt bò, vì chúng không hề giúp tấn công mà ngược lại kích thích các tế bào, đặc biệt là khối u ngày càng phát triển lớn hơn. Ảnh minh họa: Internet

Người bị thủy đậu

Người bị bệnh thủy đậu thường xuất hiện những nốt bọng nước, bệnh này có thể trị tại nhà nếu người bệnh nghĩ ngơi và được chăm sóc tốt. Nếu trong nhà có ai đang bị bệnh này thì các mẹ cần chú ý hết sức khi lên thực đơn sao cho phù hợp với họ.

Người bị bệnh thủy đậu nên sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như nước tam đậu , cam thảo, các món chế biến thừ đậu xanh, rau ngót,… vừa có thể tăng cường sức đề kháng vừa dễ dàng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, nếu đã mắc bệnh xương khớp, các bác sỹ khuyến cáo rằng trong viêm xương khớp thì dịch ứ, huyết trệ hầu hết ở khớp gây viêm, thoái hóa khớp hoặc các bệnh về khớp. Mặt khác, việc ăn uống hàng ngày sẽ tác dụng trực tiếp tới sự điều tiết, chất lượng của huyết dịch trong cơ thể. Chính vì vậy, việc ứng dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống trong việc điều trị nhóm bệnh xương khớp có một ý nghĩa quan trọng.

Do đó, những người bị bệnh thấp khớp cần kiêng kỵ những thực phẩm sau:

Hạn chế ăn những thực phẩm gây mất canxi, muối, đường, rượu bia, thực phẩm giàu phốt pho như thịt đỏ, phủ tạng,…

Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên,… Vì lipid (mỡ) trong m.áu là chất xúc tác cho phản ứng viêm ở bao khớp.

Hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm gây ra dị ứng, tăng viêm như như ngô (bắp), bơ sữa, đồ nếp, cua, tôm.

Những người bị mắc bệnh loãng xương cần tránh ăn củ cải đường, các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic, bởi chúng gây mất canxi và các khoáng chất trong cơ thể.

Với những người mắc bệnh xương khớp ở thể nhiệt, người bị bệnh gút cần tránh ăn uống những chất cay nóng, rượu, bia, cà phê, chất có quá nhiều đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, trứng cá, cá trích, cá mòi. Đặc biệt tránh phối hợp các thức ăn này trong cùng bữa ăn.

Tuy nhiên bệnh nhân cần nói không với thịt bò, vì nó không chỉ làm vết thương khó lành mà còn khiến chúng trở thành sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *