Triệu chứng của bệnh trĩ là đi tiêu ra m.áu, đặc biệt m.áu đỏ tươi sau phân, lượng m.áu tùy theo mức độ của bệnh.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là lòi dom, là một bệnh khá phổ biến mà tất cả mọi lứa t.uổi từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Trĩ được hình thành do dãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh h.ậu m.ôn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh trĩ giai đoạn sớm thường không có biểu hiện khó chịu gì đối với người bệnh. Giai đoạn sau, bệnh nhân có triệu chứng đi tiêu ra m.áu, đặc biệt là m.áu đỏ tươi sau phân. Lượng m.áu theo phân tùy theo mức độ bệnh và ít khi gây ra mất m.áu ồ ạt.
Sau một thời gian, búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài. Lúc đầu, hiện tượng này chỉ xảy ra khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ xảy ra liên tục. Giai đoạn trĩ lòi ra, người bệnh có cảm giác đau, vùng h.ậu m.ôn bị sưng, phù nề, ngứa. Sau vài ngày sẽ bớt đau và sưng, trĩ trở vào trong h.ậu m.ôn. Một số trường hợp búi trĩ bị l.ở l.oét hoặc hoại tử từng vùng, thậm chí tạo ra áp xe vùng h.ậu m.ôn và vùng chậu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là người làm việc văn phòng. Người bệnh chèn ép, gây áp lực lên h.ậu m.ôn, mắc tiêu chảy kéo dài, xơ gan, táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Cơ thắt h.ậu m.ôn bị thoái hóa, nhão, đặc biệt là ở người già. Quá trình mang thai, sinh nở là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
Bệnh trĩ có thể kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống và thuốc. Cách điều trị:
Theo y học hiện đại
Bác sĩ chủ yếu dùng các thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống n.hiễm t.rùng và chống tắc mạch.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh là do khí huyết không lưu thông, những thói quen không tốt hoặc do những bệnh lý nội thương. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ thường dùng phối hợp các thuốc có tính hoạt huyết, khử ứ, bổ huyết bổ khí. Một số loại thuốc được nghiên cứu có thành phần hoạt chất như các thuốc y học hiện đại giúp bền thành mạch gồm hoè hoa, kim ngân hoa.
Người bệnh cần loại trừ các yếu tố gây bệnh như táo bón, ngồi lâu, điều trị các bệnh lý đi kèm. Tập một số động tác tăng cường cơ vùng h.ậu m.ôn, thay đổi chế độ ăn phù hợp. Uống thuốc hoặc thoa từ dược liệu góp phần cải thiện tình trạng ứ trệ tĩnh mạch vùng h.ậu m.ôn.
Bác sĩ Sơn khuyên người bệnh nên đến khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán đúng, tìm ra nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Cẩm Anh
Theo VNE
Ung thư vòm họng là gì?
Dấu hiệu ung thư vòm họng thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác như xuất hiện khối u ở mũi hoặc cổ, đau họng, khó nói, mất thính lực…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Văn Thành, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết ung thư vòm họng là loại hiếm gặp trong các ung thư đầu – mặt – cổ. Bệnh xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí đến những cơ quan khác của cơ thể (di căn). Ung thư vòm họng gặp ở nam giới nhiều gấp hai lần ở nữ giới.
Các yếu tố làm tăng khả năng phát triển bệnh như uống rượu, hút t.huốc l.á, nhiễm virus mạn tính, chế độ ăn uống ít chất xơ, trong gia đình có người bị ung thư vòm họng thì người thân của họ có nhiều hơn khả năng mắc loại ung thư này. Những nguy cơ khác khiến bệnh nặng hơn như tình trạng suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm trong nghề nghiệp như phóng xạ, vệ sinh miệng kém, làm việc ở nơi có nhiều bụi gỗ hay hóa chất formaldehyde…
Theo bác sĩ Thành, các nghiên cứu gần đây cho thấy khi phân tích dịch tiết của những người bệnh mắc ung thư vòm họng đều thấy có virus HPV (virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ). Khi quan hệ t.ình d.ục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh khoảng 90%. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng ung thư họng trong những năm gần đây.
Một trong các triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện một cục sưng u không đau ở phần trên cổ. Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi, n.hiễm t.rùng tai, đau hoặc tê bì ở mặt, tiếng kêu trong tai, ù tai, khó há miệng, c.hảy m.áu mũi, sung huyết mũi, đau họng…
“Nếu có một vài triệu chứng nói trên, bạn cần đi khám bác sĩ. Chỉ có nhân viên y tế kinh nghiệm mới có thể phát hiện ung thư vòm họng”, bác sĩ Thành nói.
Tuy các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tai – mũi – họng khác, song để ý cẩn thận vẫn có thể nhìn ra sự khác biệt vì điểm chung của ung thư vòm họng là các dấu hiệu bệnh thường phát sinh ở cùng một bên. Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tán nhanh và trở nên rõ ràng hơn như hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy nước mũi đi kèm m.áu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác…
Bác sĩ Thành cho biết, giai đoạn sớm của ung thư vòm họng có các triệu chứng rất mờ nhạt và khó phát hiện. Các triệu chứng chỉ biểu hiện khi bệnh đã bước đến giai đoạn nặng hơn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ suy giảm rất nhiều. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là tầm soát ung thư một năm ít nhất hai lần.
Cẩm Anh
Theo VNE