Đây không phải là khẳng định vô căn cứ bởi ăn loại thịt này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú lên đến 28% – một con số đáng kinh ngạc.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ dựa trên chế độ ăn kiêng của hơn 42.000 phụ nữ trong suốt 8 năm công bố: Ăn nhiều thịt gà nói riêng, hay gia cầm nói chung làm giảm tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ!
Đây không phải là khẳng định vô căn cứ bởi ăn loại thịt này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú lên đến 28%, một con số đáng kinh ngạc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thịt đỏ được cấu thành từ những hợp chất chứa sắt, chất béo và N-glycolylneuraminic. Cả ba chất đều có liên quan đến sự hình thành khối u và chúng thường xuất hiện khi thịt đỏ được nấu chín.
Cụ thể các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt cừu được phát hiện có chứa các hợp chất gây ung thư như amin thơm dị vòng. Trong khi thịt gia cầm tương đối ít chất béo, lại còn giúp giảm stress, giảm các trường hợp gây đột biến và tổn thương DNA.
Theo đó, nhóm người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ phát triển một dạng ung thư vú xâm lấn gấp 4 lần so với những người ăn ít hơn. Ngược lại, những người ăn nhiều thịt gia cầm như gà, vịt… có khả năng mắc bệnh thấp hơn 15% so với nhóm người ăn thịt đỏ.
Đặc biệt hơn cả, nếu thay thế các món có nguyên liệu từ thịt đỏ như xúc xích, bít tết… bằng thịt gà thì tỷ lệ này được nâng lên đến 28%!
Thịt đỏ được khoa học chứng minh có liên hệ với ung thư.
Tiến sĩ Dale Sandler – người đứng đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng, đây là kết quả dựa trên những người phụ nữ có t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú. Do vậy, những người tham gia có thể có nguy cơ mắc bệnh di truyền, nên kết quả này không hoàn toàn chính xác với dân số nói chung.
“Nghiên cứu này nhằm khẳng định thịt đỏ là một tác nhân có thể gây ung thư, trong khi gia cầm lại hoàn toàn trái ngược. Thông qua các bằng chứng được đưa ra, có thể kết luận rằng việc thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm là một cách đơn giản để chặn đứng ung thư vú” – TS. Dale thông tin.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã xếp loại thịt đỏ vào nhóm “có thể gây ung thư cho con người”. Tuy nhiên khi phát biểu trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, họ lại không hoàn toàn nhất trí 100% với công bố của tiến sĩ Dale .
Để tìm hiểu sâu hơn, Cơ quan này đã phân tích chế độ ăn kiêng và phương pháp nấu ăn của 42.012 phụ nữ tham gia chiến dịch “Sister Study” ở độ t.uổi 35 – 74. Họ chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, nhưng có chị em gái hoặc chị em gái cùng cha khác mẹ gặp phải căn bệnh này.
Sau 7 năm, có 1.536 trường hợp đã được chẩn đoán mắc ung thư vú xâm lấn – là loại ung thư có các tế bào ác tính phát triển qua lớp lót của ống dẫn vào các mô vú xung quanh.
Tuy nhiên, vẫn có số ít các học giả khác phản bác hoàn toàn công bố này. Điển hình là giáo sư Paul Pharoah – nhà dịch tễ học Đại học Cambridge, chia sẻ: “Nghiên cứu này không chứng minh được hoàn toàn nguyên nhân mắc ung thư vú ở phụ nữ. Nó chỉ đơn thuần đưa ra mối liên hệ giữa thịt đỏ, thịt gia cầm và tỷ lệ mắc ung thư vú mà thôi. Tốt nhất vẫn là không nên ăn quá nhiều một thứ gì đó”.
Hiện nay cứ 1 trong 8 phụ nữ ở Mỹ và Anh sẽ mắc ung thư vú tại một giai đoạn ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tình trạng bệnh có thể nặng hơn ở nhóm phụ nữ đã qua độ t.uổi mãn kinh. Bên cạnh đó, các chế độ tập thể dục, kiêng đồ cồn hay chế độ nấu ăn… đều không tác động đến kết quả nghiên cứu.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, phát triển từ một tế bào ung thư phát triển trong niêm mạc của ống dẫn hoặc thùy ở một trong các vú. Căn bệnh này hầu hết đều phát triển ở phụ nữ trên 50 t.uổi, hiếm khi xuất hiện ở độ t.uổi thấp hơn hoặc ở nam giới.
Các tế bào ung thư vú dưới kính hiển vi.
Khi ung thư vú đã lan vào các mô vú xung quanh thì được gọi là ung thư vú “xâm lấn”. Loại thứ hai là “ung thư biểu mô tại chỗ” khi không tế bào ung thư nào phát triển ngoài ống dẫn hoặc thùy.
Nguyên nhân gây ra ung thư vú
Hiện tại vẫn chưa xác định được rõ ràng cho căn bệnh ung thư vú, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể gen trong tế bào bị hỏng hoặc đã bị biến đổi, và phổ biến nhất là do di truyền.
Các triệu chứng của ung thư vú
Dấu hiệu đầu tiên thường là một khối u không đau ở vú, mặc dù hầu hết các khối u vú không phải là ung thư, mà là u nang lành tính chứa đầy chất lỏng.
Nơi đầu tiên mà ung thư vú thường lây lan là các hạch bạch huyết ở nách. Nếu mắc bệnh bạn sẽ bị sưng hoặc vón cục ở nách.
Các phương pháp điều trị
Các lựa chọn điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nội tiết tố. Thường thì bác sĩ sẽ kết hợp từ hai, hoặc nhiều phương pháp điều trị trở lên để đảm bảo dứt điểm và an toàn cho bệnh nhân.
Theo Dailymail/Helino
Thiếu phụ ung thư vú sống ‘như con voi trên rừng’
ĐIỆN BIÊN – Mắc ung thư vú, trải qua 6 đợt truyền hóa chất và 30 mũi xạ, chị Lò Thị Trang sống khỏe như người lành, 6 tháng đi kiểm tra một lần.
Năm 20 t.uổi, chị Trang kết hôn với một chàng trai cùng bản và sinh hai con, một trai một gái. Đầu năm 2014, chị khó chịu trong người, đau ở ngực chủ yếu là ở vú. Chị khám tại Bệnh viện tỉnh Điện Biên phát hiện có một khối u ở vú bên trái, chuyển tuyến đến Bệnh viện K, Hà Nội.
“Sao lại là tôi?”, người phụ nữ dân tộc Thái lúc đó 28 t.uổi thốt lên khi nghe bác sĩ kết luận bị ung thư vú. Thời điểm đó chị suy sụp nhiều, sau chấp nhận sự thật, tiếp nhận phác đồ điều trị.
Cuộc sống yên bình bỗng xáo trộn. Chị gửi 2 đứa con nhỏ ở nhà rồi cùng chồng xuống Hà Nội đến Bệnh viện K điều trị. Ngày mới truyền hóa chất, chị mệt nhiều, mái tóc đen dày thưa dần. Trong suốt quá trình điều trị 6 đợt chuyền hóa chất và 30 mũi xạ, cơ thể mệt mỏi song chị vẫn lạc quan, động viên chồng “em không sao hết, em còn phải nuôi các con đến khi lớn khôn mà”.
Cuối năm 2014, các bác sĩ hội chẩn và đ.ánh giá tình hình sức khỏe của chị ổn định, cho ra viện. Từ đó đến nay, chị Trang chỉ đi khám định kỳ 6 tháng một lần, không phát hiện điều gì bất thường.
“Em vẫn sống như con voi trên rừng”, Trang nói.
Chị Trang sống khỏe sau 5 năm mắc ung thư vú. Ảnh: H.K
Giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, chia sẻ: “‘Tôi còn sống được bao lâu nữa?’ là câu hỏi khó trả lời nhất cho bác sĩ chữa ung thư”. Để dự đoán một người bệnh còn sống được bao lâu, bác sĩ phải xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố như loại ung thư, độ ác tính, thể mô bệnh học, đặc điểm sinh học khối u, giai đoạn bệnh, các biến chứng của bệnh, các phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng, thể trạng người bệnh, tình trạng chức năng các cơ quan, các xét nghiệm, t.uổi tác, các bệnh lý kèm theo và nhiều yếu tố khác.
Mỗi người bệnh là một trường hợp khác nhau. Một số bệnh nhân sống lâu hơn thời gian mà bác sĩ dự đoán, số khác lại ngắn hơn. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân ung thư, trong đó có bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị theo phác đồ vẫn sống khỏe thêm mấy chục năm.
“Ung thư biết sớm trị lành”, ông Thuấn nói.
Ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt. Ước tính cả nước có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. Hơn một nửa số này được phát hiện muộn khiến hiệu quả điều trị thấp, chi phí cao. Độ t.uổi mắc ung thư vú đang ngày càng trẻ, có những bệnh nhân phát hiện ung thư vú ở t.uổi thanh thiếu niên.
Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kế. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ k.inh n.guyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao.
Đặc biệt, người bệnh nên tin tưởng và thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, tránh bỏ lỡ “giai đoạn vàng” của việc điều trị.
Lê Nga
Theo VNE