Các nhà khoa học từ Mỹ đã phát hiện ra một công tắc phiên mã biến mô gan khỏe mạnh thành mô gan ung thư và mô hình toán học do họ phát triển có thể dự đoán khi nào các tế bào gan khỏe mạnh trở thành ung thư và quan trọng hơn, có thể phát hiện các tế bào ung thư trước khi các khối u được nhìn thấy bằng phương pháp chẩn đoán chuẩn.
Ở một số bệnh nhân bị xơ gan, có nguy cơ mắc ung thư cao, mô hình có thể giúp phát hiện các nốt khối u chưa thể nhìn thấy khi chẩn đoán – Ảnh : Bray F/Ferlay J, et.al
Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, sử dụng công nghệ giải trình tự RNA và các phương pháp tin sinh học, mô hình toán học, các nhà khoa học từ Đại học California tại San Diego (Mỹ) đã phát hiện ra một công tắc phiên mã biến mô gan khỏe mạnh thành mô gan ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hơn 700.000 trường hợp ung thư gan mới được chẩn đoán trên toàn thế giới. Khoảng 600.000 người c.hết vì ung thư hằng năm. Điều này làm cho ung thư gan trở thành một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Với tốc độ như vậy, chỉ riêng ở Mỹ, năm 2019 có 42.000 ca ung thư gan mới được chẩn đoán, trong đó 31.000 người c.hết.
Theo Giáo sư Gen Sheng Feng, vì hiện tại không có một loại thuốc hiệu quả để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối nên nếu phát hiện sớm ung thư gan, khi khối u nhỏ hơn 10mm, cho phép các bác sĩ ung thư điều trị tốt hơn, phẫu thuật loại bỏ và t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Vị giáo sư khẳng định đây là lần đầu tiên chúng ta có một phương trình toán học có thể dự đoán khi nào các tế bào gan khỏe mạnh trở thành ung thư và quan trọng hơn, chúng ta có thể phát hiện các tế bào ung thư trước khi các khối u được nhìn thấy bằng phương pháp chẩn đoán chuẩn. Công cụ phân tích mới tập trung vào phân tích các cụm yếu tố phiên mã – transcription factor (TF) clusters. Các yếu tố phiên mã là các protein liên kết với các chuỗi ADN cụ thể để kiểm soát việc bật và tắt các gien trong một tế bào.
Để phân tích sự thay đổi của các yếu tố phiên mã, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu giải trình từ RNA được thu thập ở giai đoạn t.iền ung thư và ung thư trên các mô hình chuột với các dạng ung thư gan và các bệnh gan mạn tính như nhiễm mỡ, xơ hóa và xơ gan. Trong quá trình phân tích, các tác giả đã tìm thấy 61 cụm yếu tố phiên mã – transcription factor (TF) clusters, mỗi cụm đều tăng hoặc giảm ở những con chuột bị ung thư. Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích toàn diện về phiên mã – tổng thể của tất cả các phân tử RNA – tế bào gan xuất hiện do phiên mã. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu so sánh biểu hiện của các cụm đó ở gan khỏe mạnh và ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính trong các giai đoạn khác nhau. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định khi nào các tế bào khoẻ mạnh trở thành ung thư.
Mô hình toán học do các nhà khoa học phát triển có sử dụng dữ liệu mô hình ở chuột và tích hợp cơ sở dữ liệu y tế công cộng giúp xác định người bị ung thư và người mắc bệnh gan mạn tính. Ở một số bệnh nhân bị xơ gan, có nguy cơ mắc ung thư cao, mô hình có thể giúp phát hiện các nốt khối u chưa thể nhìn thấy khi chẩn đoán.
Các nhà khoa học thừa nhận rằng việc thử nghiệm thêm về công nghệ là cần thiết trước khi có thể được sử dụng trong phòng khám. Bước tiếp theo là phân tích sinh thiết gan để cuối cùng sử dụng mẫu m.áu trong chẩn đoán nguy cơ t.ử v.ong và các giai đoạn phát triển ung thư.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Người đàn ông bị ung thư gan chỉ vì thường xuyên uống trà xanh theo cách này
Thực tế, trà xanh có tác dụng tốt trong việc làm sạch dạ dày và ngăn ngừa ung thư, nhưng ông Hồ lại có thói quen hãm trà xanh một lần rồi uống trong vài ngày…
Ông Hồ năm nay 50 t.uổi, ở Thượng Hải (Trung Quốc), với thân hình gầy gò, yếu ớt đang nằm trên giường bệnh, đã hai tháng kể từ khi ông Hồ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, nhưng gần đây tình trạng bệnh của ông Hồ đột nhiên xấu đi, ngay cả việc ăn uống cũng rất khó khăn.
Bác sĩ Vương, trưởng Khoa Gan mật của Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Thượng Hải, nhớ lại cách đây 2 tháng, khi mới đến bệnh viện để điều trị, ông Hồ nói bản thân bị đau ngực, sút cân nhanh chóng, cơ thể vô cùng mệt mỏi, sau đó bác sĩ lập tức kiểm tra toàn diện cho ông Hồ, kết quả kiểm tra, ông Hồ mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Đã hai tháng kể từ khi ông Hồ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, nhưng gần đây tình trạng bệnh của ông Hồ đột nhiên xấu đi.
Trong khi nói chuyện, chỉ một câu vô ý của người bệnh khiến bác sĩ cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề, và rất nhiều người đã mắc phải sai lầm tương tự. Hóa ra, bình thường ông Hồ tương đối quan tâm tới sức khỏe của bản thân, sở thích mỗi ngày của ông Hồ là ngồi uống trà xanh.
Thực tế, trà xanh có tác dụng tốt trong việc làm sạch dạ dày và ngăn ngừa ung thư, nhưng ông Hồ lại có thói quen hãm trà xanh một lần rồi uống trong vài ngày. Ai có thể ngờ rằng, ông Hồ muốn uống trà xanh để phòng ngừa ung thư, nhưng lại vô tình nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển.
Bác sĩ Vương chỉ ra rằng, trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine, đây chính là thủ phạm gây ung thư cho ông Hồ. Ngoài ra, trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.
Trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine.
Ngoài ra trà xanh biến thành “thuốc độc” khi uống theo cách này
1. Uống trà xanh khi đói
Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay con gọi là hiện tượng “say trà”.
2. Uống trà quá đặc
3. Dùng nước trà xanh để uống thuốc
Nhiều người thường có thói quen dùng nước trà để uống thuốc, việc làm này là thiếu khoa học bởi có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan, gây rối loạn tiêu hóa.
4. Uống trà trước và ngay sau bữa ăn
Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 – 30 phút không nên uống trà.
Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
5. Uống trà vào buổi sáng sớm
Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.
Không phải ai cũng hợp uống trà. Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Như các bệnh nhân cao huyết áp, chất caffein trong trà sẽ kích thích tim đ.ập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino