Một người đàn ông đã tới bệnh viện sau khi cảnh sát yêu cầu kiểm tra anh ta sau khi nhận thấy đũng quần của anh phồng to một cách bất thường.
Người đàn ông 39 t.uổi giấu tên đến từ West Virginia, Mỹ đã đến bệnh viện sau khi cảnh sát nghi ngờ anh có dấu hiệu bất thường khi thấy phần đũng quần phồng to. Không rõ liệu cảnh sát có yêu cầu người đàn ông cho kiểm tra hay anh ta đã thú thực về tình trạng của mình nhưng sau đó anh đã đi tới bệnh viện.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều khối u lớn như súp lơ bao phủ “cậu nhỏ” của người đàn ông. Bác sĩ Anthony El Khoury và các đồng nghiệp đã công bố một bức ảnh về khối u cho thấy nó đã lan rộng “một cách thất thường và nhanh chóng” khắp háng của bệnh nhân.
Người đàn ông bị ung thư “cậu nhỏ” với những nốt sần như súp lơ.
Các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông bị khối u Buschke-Lowenstein (BLT), một khối u xâm lấn cục bộ phát triển theo kiểu mụn cóc và là một dạng ung thư d.ương v.ật hiếm gặp được coi là bệnh STI ( bệnh lây qua đường t.ình d.ục) vì nó do HPV gây ra.
“BLT được đặc trưng bởi nó là một khối u cấp thấp”, các bác sĩ viết, có nghĩa là ung thư không quá nguy hiểm hoặc gây t.ử v.ong. Tuy nhiên các bác sĩ không tiết lộ người đàn ông đã bị ung thư bao lâu. Cũng vì sự phát triển bất thường này ở “cậu nhỏ” mà người đàn ông không thể quan hệ t.ình d.ục. Sau khi được kiểm tra, nam bệnh nhân bày tỏ mong muốn được điều trị nhưng vẫn giữ lại “cậu nhỏ”.
Các bác sĩ bắt đầu điều trị cho người đàn ông bằng hóa trị để thử và thu nhỏ khối u. Sau đó, họ đã thực hiện hai đợt phẫu thuật để cắt những phần phát triển giống như súp lơ ra khỏi d.ương v.ật của bệnh nhân. Sau đó, người đàn ông tiếp tục được điều trị hóa trị nhiều hơn. Trong thời gian đó, bệnh nhân bị giảm cân, chán ăn, đau khớp và đau dây thần kinh ở chân, để ngăn chặn các khối u phát triển trở lại.
Sau một thời gian, d.ương v.ật của người đàn ông trông bình thường và cần được theo dõi để đảm bảo ung thư không quay trở lại.
Trường hợp của người đàn ông đã được các bác sĩ từ Đại học Marshall ở Huntington, West Virginia công bố trên tạp chí về tiết niệu.
U Buschke-Lowenstein là gì?
Khối u Buschke-Lowenstein (BLT) là một loại ung thư hiếm gặp cũng được coi là một bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục. Nó thường ảnh hưởng đến háng và h.ậu m.ôn và làm cho các khối u giống như mụn cóc phát triển nhanh.
BLT được coi là một loại ung thư cấp thấp, điều đó có nghĩa là nó thường không lây lan mạnh mẽ hoặc đe dọa đến tính mạng ngay lập tức.
Nó có thể lan rộng ở vùng xương chậu nhưng hiếm khi nó xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Nó có thể ngăn chặn những người quan hệ t.ình d.ục hoặc đi vệ sinh đúng cách.
Không rõ có bao nhiêu người mắc bệnh nhưng một nghiên cứu cho thấy nó có thể ảnh hưởng đến 1 trong 1.000 người (0,1%) trong dân số nói chung. Tình trạng này có liên quan đến loại virus HPV 6 và 11, rất phổ biến và cũng gây ra mụn cóc ở bộ phận s.inh d.ục.
BLT thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và / hoặc xạ trị.
Hoàng Dương (Dịch từ Daily Mail)
Theo khampha
Ứng dụng laser trị các dạng rối loạn tăng sắc tố ở da
Càng ngày chúng ta càng được nghe nhắc nhiều đến công nghệ laser ứng dụng trong thẩm mỹ và làm đẹp, đặc biệt là trong việc trị liệu các thương tổn sắc tố lành tính ở da…
Tàn nhang
Tàn nhang là một dạng thương tổn sắc tố thường nông trên bề mặt của lớp biểu bì, biểu hiện là những hạt lấm tấm màu nâu cà phê sữa như đầu tăm nhang, có thể xuất hiện dày đặc hay thưa thớt ở bất kỳ vùng da nào của khuôn mặt (trán, mũi, má, gò má…). Tàn nhang thường có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt bớt vào mùa đông, cũng như dễ nổi thêm nhiều nốt mới nếu không bảo vệ da chống tia UV đúng mức.
Với phương pháp laser, tàn nhang có thể cải thiện từ 70 – 90% chỉ sau từ 1 – 3 lần trị liệu. Mặc dù có thể cải thiện rất nhanh chóng và rõ rệt, nhưng những cơ địa bị tàn nhang sẽ dễ nổi thêm những nốt tàn nhang mới hoặc tái lại một phần của những nốt cũ (sau 06 tháng đến 01 năm) nếu không có chế độ chống nắng và bảo vệ da tốt. Tàn nhang sẽ ít và lâu tái lại khi chúng ta chống nắng bảo vệ da đúng mức và hiệu quả.
Điều trị tàn nhang bằng laser.
Đốm nâu (nám chân, nám đinh)
Đây là tình trạng rất dễ bị nhầm lẫn thành tàn nhang. Thuật ngữ chuyên môn của tình trạng này là bớt Hori, hay abnom, biểu hiện là những nốt tròn như đầu đũa (có thể to hoặc nhỏ) thường nằm tập trung ở hai bên gò má và gần mắt, có màu nâu đen hay nâu gỗ.
Nếu như tàn nhang chỉ cần từ 1 – 3 lần trị liệu thì nám chân đinh cần thời gian trị liệu tương đối dài hơn, khoảng từ 8 – 12 buổi (có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề) và có thể đạt được hiệu quả tầm 60 – 80 % khi chữa trị đúng cách bằng laser. Mặc dù thời gian chữa trị tương đối dài hơn so với tàn nhang, nhưng nám chân đinh lại ít có nguy cơ tái lại hơn một khi đã chữa trị thành công.
Đồi mồi
Đồi mồi là dạng rối loạn tăng sắc tố thường xuất hiện ở những người lớn t.uổi hoặc những làn da bị lão hóa sớm hay lão hóa do tia UV, thường có hình tròn hay bầu dục, có thể nằm rời rạc hay thành từng đám với kích thước mỗi nốt có thể dao động từ 0,2 đến 2,5cm, có thể có màu nâu nhạt hay nâu cà phê sữa tới nâu đen sẫm.
Đồi mồi phẳng thường dễ xử lý bằng công nghệ laser, với hiệu quả từ 70 – 90% (hoặc thậm chí cao hơn) sau khoảng 1 – 3 lần trị liệu. Tuy nhiên, việc xuất hiện đồi mồi trên da là biểu thị cho một chế độ chống nắng kém và sự lão hóa đã bắt đầu xuất hiện tương đối nhanh chóng nên làn da cần phải được chú ý và chăm sóc đúng mức để không tiếp tục lão hóa nghiêm trọng hơn.
Nám mảng
Nám mảng là rối loạn tăng sắc tố dạng mảng, thường nằm ở trên má, trán, mũi hay xung quanh vùng miệng và thường có màu nâu cà phê sữa. Nám mảng có thể là nám nông ở thượng bì (biểu bì) hay nám sâu ở trung bì hoặc nám hỗn hợp gồm cả hai dạng trên.
Đối với một làn da bình thường bị nám mảng (nghĩa là không đi kèm với các vấn đề suy yếu, mỏng đỏ, kích ứng) thì kỳ vọng về hiệu quả đối với phương pháp laser có thể đạt được 60 – 80% sau 6 – 8 tuần. Nếu da có dấu hiệu mỏng đỏ, suy yếu, teo da, giãn mạch… thì cần tốn thời gian khôi phục sức khỏe làn da trước khi trị liệu laser (thời gian và phương pháp hồi phục phụ thuộc vào mức độ thương tổn của làn da) và năng lượng laser áp dụng trong trị liệu cần thấp hơn bình thường để tránh làm tổn thương da nên tổng thời gian để đạt hiệu quả mong muốn đối với nám mảng trên làn da suy yếu thường sẽ dài hơn.
Với nám mảng có những đốm trắng mất sắc tố bên trong (nguyên nhân có thể do t.iền sử sử dụng các loại kem hay hóa chất lột tẩy, kem chứa corticoid, hoặc đã từng trải qua trị liệu laser không đúng cách), thời gian trị liệu cần thiết có thể sẽ dài hơn (tầm 8 – 16 tuần tùy mức độ nghiêm trọng) và hiệu quả đạt được thường khoảng 40 – 70%.
Laser điều trị mụn cóc.
Các dạng nám khói, là cách gọi dân gian của tình trạng lắng đọng sắc tố màu xanh, xanh tím, hay đen thẫm ở trung bì thường trên cả vùng rộng của khuôn mặt và không có giới hạn rõ ràng giữa vùng da rối loạn sắc tố và da lành; thường do nguyên nhân nhiễm độc hóa chất (chì, thủy ngân… từ các loại kem bôi không rõ nguồn gốc hay từ môi trường sống và môi trường làm việc) hay do việc sử dụng các loại thuốc uống trị bệnh (thường là kháng sinh nhóm cyclin, thuốc điều trị tuyến giáp, tuyến thượng thận, hay các liệu pháp tri liệu hormon…). Nám khói thường đáp ứng kém với các phương pháp trị liệu và tốn nhiều thời gian hơn, có thể từ 15 đến 20 hay 25 tuần, sử dụng kết hợp laser và các liệu pháp khác như mesotherapy, nutraceuticals, detox cơ thể… Hiệu quả đạt được có thể dao động từ 30 – 70%.
Đối với các dạng nám mảng, sau khi trị liệu thành công và đạt hiệu quả mong muốn, cần lưu ý duy trì và giảm liều laser dần dần, tránh hiện tượng bỏ ngang trị liệu hoặc dừng đột ngột, cũng như chế độ chăm sóc da hợp lý bao gồm dưỡng ẩm đầy đủ, chống nắng hiệu quả để ngăn ngừa nám tái lại.
Bớt bẩm sinh
Các dạng bớt bẩm sinh có màu xanh đen như bớt Ota (bớt xanh hay xanh đen nửa bên mặt), bớt Ito (xanh hay xanh đen trên lưng, vai) hay bớt cafe (bớt dạng mảng nâu cafe sữa trên bất cứ vùng nào của cơ thể) nên lựa chọn chiếu laser nhẹ nhàng với nhiều lần chiếu (15 – 20 lần) để tránh tạo nên vùng da chênh lệch màu sắc với da lành sau khi vết bớt được xóa bỏ.
Trên thực tế, cần hiểu rằng các thiết bị laser khác nhau nhưng sẽ hoàn toàn khác nhau về độ ổn định của năng lượng, năng lượng tối đa thực tế ở đầu ra (chứ không phải trên màn hình hiển thị), biểu đồ phân phối photon hoạt hóa (quyết định hiệu quả và tính chọn lọc của laser), độ bén (sharpness) của tia đầu ra… và quan trọng hơn cả là tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ/kỹ thuật viên cũng như phác đồ trị liệu toàn diện vì thực tế không có cơ địa hay cá thể nào giống nhau (mỗi người sẽ bị một vấn đề khác nhau, sống hay làm việc trong môi trường khác nhau, t.iền sử trị liệu hay sử dụng mỹ phẩm khác nhau…) nên không thể áp dụng một mức năng lượng hay thông số giống hệt nhau cho tất cả bệnh nhân và đôi khi cần phối hợp nhiều phương pháp trị liệu cũng như linh hoạt điều chỉnh phác đồ cho từng bệnh nhân riêng biệt.
DS. Phạm Tiến
Theo SK&ĐS