Giữa b.é t.rai và b.é g.ái thường có những khác biệt rõ rệt trong việc chăm sóc vùng kín. Các mẹ sinh con trai hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh vùng kín cho b.é t.rai trong bài viết dưới đây.
Lần đầu tiên làm cha mẹ, bạn phải học tất cả mọi thứ: từ cách bế con, cách cho con bú, cách ru con ngủ, cho đến cách thay tã, tắm cho con. Nhưng có lẽ cách vệ sinh vùng kín cho bé làm bạn bối rối nhất. Bởi đó là một khu vực nhạy cảm, cần được giữ gìn vệ sinh cẩn thận, để tránh bị hăm tã, hay nghiêm trọng hơn là bị n.hiễm t.rùng.
Dù không phức tạp như vệ sinh vùng kín cho b.é g.ái nhưng bố mẹ cũng nên cẩn thận khi vệ sinh vùng kín cho b.é t.rai.
Đừng quá ngạc nhiên nếu bạn thấy “cậu bé” của con bị sưng phồng sau khi sinh bởi điều này là khá bình thường. Sưng phồng ở d.ương v.ật của bé xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tiếp xúc với hormone của mẹ và bị tổn thương trong quá trình sinh.
Bạn cũng có thể nhận thấy rằng “cậu bé” có bìu khá lớn. Hiện tượng này gọi là tràn dịch tinh mạc (hydrocele) – là sự xuất hiện một túi chứa chất lỏng trong bìu t.inh h.oàn. Đây là một tình trạng khá phổ biến. Nhưng bạn yên tâm là nó sẽ biến mất trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi bé chào đời.
Không nên cố gắng kéo b.ao q.uy đ.ầu xuống, bạn sẽ gây đau đớn cho bé, thậm chí là c.hảy m.áu (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, sẽ rất khó xác định vị trí của t.inh h.oàn trong bìu ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia y tế giải thích rằng đó là do các cơ bắp gắn liền với t.inh h.oàn kéo chúng lên háng ngay khi vùng s.inh d.ục bị chạm hoặc tiếp xúc với môi trường mát mẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nhận thấy sự cương cứng. Đây cũng là một hiện tượng bình thường, và nó thường xảy ra khi bé đi tiểu.
Vệ sinh vùng kín cho b.é t.rai không cắt b.ao q.uy đ.ầu
Bác sĩ Aubie Diamond hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng bác sĩ và là bác sĩ phẫu thuật Ontario (Canada) hướng dẫn: “ Trong một năm đầu tiên, dùng một miếng bông sạch, cha mẹ lau, rửa d.ương v.ật và da bìu của bé nhẹ nhàng bằng sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ với nước, rồi lau khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối không được chà xát. Bạn nhớ vệ sinh khu vực này sạch sẽ mỗi khi thay tã và tắm cho bé, để tránh nơi này bị hăm hay n.hiễm t.rùng, có thể gây khó chịu và dẫn đến d.ương v.ật bị sưng. Không cần thiết phải làm sạch d.ương v.ật bằng tăm bông sát trùng”.
Đừng cố kéo b.ao q.uy đ.ầu của bé xuống bởi đó là vùng da bao phủ bảo vệ đầu d.ương v.ật khỏi phân và nước tiểu. Nó được nối với d.ương v.ật bằng mô, vì thế, nếu bạn cố gắng kéo b.ao q.uy đ.ầu xuống, bạn sẽ gây đau đớn cho bé, thậm chí là c.hảy m.áu. Thay vào đó, bạn chỉ cần lau lớp da này một cách nhẹ nhàng và rửa sạch chất màu trắng đục (được gọi là smegma) tụ lại dưới b.ao q.uy đ.ầu. Chất này là “sản phẩm” từ các tế bào da c.hết và dịch tiết tự nhiên.
Thỉnh thoảng bạn hãy quan sát bé đi tiểu để xem lỗ trên b.ao q.uy đ.ầu có cho phép dòng nước tiểu bình thường thoát ra hay không. Nếu bạn thường xuyên nhận thấy có một vài giọt nước tiểu đọng lại, hoặc bé có vẻ khó chịu trong khi đi tiểu, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
Dùng một miếng bông sạch lau rửa vùng kín cho b.é t.rai thường xuyên khi tắm và khi thay tã (Ảnh minh họa).
Vệ sinh vùng kín cho b.é t.rai đã lộn b.ao q.uy đ.ầu
Nếu bé đã cắt b.ao q.uy đ.ầu, nghĩa là phần da lỏng lẻo bao phủ đầu d.ương v.ật đã bị cắt bỏ và phần chóp d.ương v.ật lộ ra. Sau khi làm thủ thuật, các bác sĩ đã phủ lên d.ương v.ật bé một lớp sáp dưỡng ẩm, quấn nó trong gạc y tế và giữ nguyên như thế trong vòng 48 giờ sau tiểu phẫu. Sau đó, gỡ bỏ gạc cũ, bôi lớp sáp mới, thay gạc mới sau mỗi lần thay tã để tránh n.hiễm t.rùng.
Sau một vài ngày, khi “cậu bé” bắt đầu lành lại, bạn có thể không cần phải dùng gạc nữa, mà chỉ cần bôi một ít sáp dưỡng ẩm lên vết thương. Việc này sẽ giữ cho d.ương v.ật của bé không dính vào tã. Bạn hãy thường xuyên thay tã cho bé, và sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ và nước để làm sạch nước tiểu và phân dính vào d.ương v.ật cũng như da bìu.
Nếu bạn thấy bé xuất hiện những vấn đề:
– Bé không đi tiểu trong vòng 6 – 8 giờ sau khi cắt b.ao q.uy đ.ầu.
– Vết thương c.hảy m.áu không ngừng.
– D.ương v.ật ngày càng sưng đỏ.
– Có nước màu vàng chảy ra từ d.ương v.ật hoặc vết thương bị l.ở l.oét.
Thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
Theo afamily
Ngừa viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn gây nên. T.rẻ e.m ở lứa t.uổi học đường dễ mắc căn bệnh này. Bệnh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau nay của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân do đâu?
T.rẻ e.m trong độ t.uổi đến trường dễ mắc bệnh do ý thức vệ sinh chưa cao, ngoài ra chưa được hướng dẫn đầy đủ cách vệ sinh vùng kín. Theo một nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở b.é g.ái cao hơn b.é t.rai 5-10 lần. Nguyên nhân là do ở b.é g.ái bộ phận s.inh d.ục và đường tiểu rất gần nhau, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là với t.rẻ e.m nông thôn. Việc các b.é g.ái hay ngồi bệt trên nền đất, lau rửa sau đi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu theo đường ngược dòng (từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản, thận) gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Mặt khác, nếu như ở người lớn, viêm đường tiết niệu có thể phát hiện dễ dàng thì ở t.rẻ e.m, bệnh thường khó phát hiện hơn do các bé chưa ý thức được các triệu chứng này. Chính vì thế, những dấu hiệu cảnh báo bệnh thường bị bỏ qua hoặc bị cha mẹ nhầm lẫn với bệnh khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thường được đưa đến bệnh viện khi bệnh đã có những chuyển biến ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu nhận biết
Tuỳ theo độ t.uổi, t.uổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao; biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy; đau khi đi tiểu, đái buốt, đái dắt…
Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bị viêm đường tiết niệu, thời gian lấy nước tiểu trong ngày.
Nhà vệ sinh bẩn khiến nhiều học sinh nhịn tiểu dẫn đến viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ chữa, tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Viêm thận – bể thận cấp, áp xe quanh thận, n.hiễm t.rùng huyết…
Cách phòng và trị bệnh
Việc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm t.iêu d.iệt luôn cả các virút gây bệnh và loại trừ các yếu tố thuận lợi tạo nên nhiễm khuẩn nếu có. Kháng sinh là thuốc được lựa chọn hàng đầu cho những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu điển hình và có tình trạng sức khỏe tốt. Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào tình hình sức khỏe người bệnh, loại vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu và vị trí n.hiễm t.rùng.
Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.
Để phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất là nên rửa “vùng kín” cho trẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Còn với b.é t.rai thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch.
Tuyệt đối không để trẻ nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì hãy đi từ từ, không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.
Tránh mặc các loại quần áo, đồ trong quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, phải đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng trị bệnh thích hợp.
ThS. BS. Nguyễn Văn Liên
Theo suckhoedoisong