Sữa là thức uống cần thiết để duy trì sự sống và xây dựng một sức khỏe tốt, tuy nhiên nếu bạn biết tận dụng 2 thời điểm dưới đây thì lợi ích sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Có một thứ được mệnh danh là “thực phẩm vàng”, là kho tàng của dinh dưỡng đó chính là sữa. Tại Ấn Độ, sữa luôn luôn có mặt trong chế độ ăn của người dân, chúng không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn được sử dụng như một loại gia vị để chế biến nhiều món ăn ngon.
Theo NDTV , sữa là một nguồn cung cấp lượng protein dồi dào cùng các loại vitamin A, B1, B2, B12 và D, đồng thời chúng còn chứa nhiều kali và magiê, chất béo, carbohydrat… cần thiết để duy trì sự sống và xây dựng một sức khỏe tốt.
Sữa là một nguồn cung cấp lượng protein dồi dào cùng các loại vitamin A, B1, B2, B12 và D…
Theo chuyên gia về chế độ ăn Ayurveda (của Ấn Độ), tiến sĩ Dhanvantri Tyagi: “Sữa được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất và mọi người nên uống hàng ngày, dù không có thời điểm nào uống sữa gây hại nhưng vẫn có một số thời điểm tốt nhất để thưởng thức loại thực phẩm này”.
Dưới đây là 2 thời điểm uống sữa được các chuyên gia khuyến nghị.
1. Sau khi tập thể dục để tăng cường sức mạnh cơ bắp
Sau khi tập luyện, sữa được cho là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và điều chỉnh khối lượng cơ thể. Tờ Medicaldaily trích dẫn một thí nghiệm thực hiện trên 10 người phụ nữ thường xuyên tập luyện 5 ngày/tuần trong 3 tháng. Kết quả cho thấy những người uống sữa không có chất béo sau khi tập luyện có thể tăng cơ và giảm mỡ cơ thể tuyệt vời. Từ thí nghiệm này, có thể nói rằng thời điểm thích hợp nhất để uống sữa là ngay sau khi kết thúc tập thể dục.
Bên cạnh đó, sữa còn thúc đẩy giảm cân hiệu quả. Nguyên nhân bởi sữa tách béo là một nguồn protein dồi dào, chúng chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại ít calo nên nó có thể tạo cảm giác no lâu sau khi uống và gia tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
2. Buổi tối
Trong một cuộc phỏng vấn trên NDTV, tiến sĩ Dhanvantri Tyagi cho biết uống sữa vào buổi sáng không tốt như bạn nghĩ, đồng thời khuyến cáo người trên 5 t.uổi nên từ bỏ thói quen uống sữa trong thời điểm này bởi sữa có thể khiến hệ tiêu hoá bị quá tải vào buổi sáng. Đồng thời, trong sữa chứa nhiều protein phong phú, uống sữa khi bụng đói làm sữa bị đào thải khỏi dạ dày và mất tác dụng, thậm chí khiến bạn uể oải, buồn ngủ hơn.
Thời điểm lý tưởng nhất nên uống sữa trong ngày là vào buổi tối.
Theo chuyên gia, thời điểm lý tưởng nhất nên uống sữa trong ngày là vào buổi tối bởi hàm lượng serotonin trong sữa có thể hoạt động như một loại t.huốc a.n t.hần, giúp làm dịu tâm trí, khiến con người thư giãn để có giấc ngủ ngon hơn.
Hơn nữa, sự hấp thụ canxi của cơ thể sẽ diễn ra hoàn hảo nhất vào ban đêm – lúc chúng ta không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào. Uống sữa vào buổi tối cũng có thể giúp ích cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, hàm lượng protein cao trong sữa cũng có thể có lợi cho những người đang cố gắng tăng cân mà không tăng mỡ.
Một số chuyên gia dinh dưỡng cũng bày tỏ sự lo lắng khi chúng ta tiêu thụ sữa quá gần giờ đi ngủ bởi điều này có thể sẽ gây tăng cân, tích mỡ hoặc gây đầy bụng khó ngủ. Để ngăn ngừa điều này, các chuyên gia khuyen tốt nhất bạn nên uống sữa trước khi ngủ 3 tiếng. Không nên uống nhiều sữa vào buổi tối và cũng không nên ngủ ngay sau khi uống kẻo làm hại đến hệ tiêu hoá.
5 hoạt động buổi sáng tăng cường hệ miễn dịch
Nhà dinh dưỡng học Ấn ộ Sheryl Salis cho rằng cơ thể chúng ta không thể tạo khả năng miễn dịch chỉ trong một ngày mà phải thực hiện những thay đổi cụ thể về lối sống trong thời gian dài. Hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò như lá chắn, bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm.
Giữa mùa đại dịch COVID-19 hiện nay, bảo vệ cơ thể càng trở nên quan trọng hơn. Theo đó, Tiến sĩ Salis đã gợi ý áp dụng 5 “mẹo” sau đây vào buổi sáng để thúc đẩy hệ miễn dịch:
Tư thế “em bé” trong yoga. Ảnh: yogawakeup
Thiền định: Ngay khi thức dậy trên giường, hãy thực hiện và giữ tư thế em bé (quỳ gối, gập người và úp mặt xuống nệm) càng lâu càng tốt. Phương pháp yoga này giúp làm giảm tình trạng cứng cơ vào buổi sáng và tăng lưu lượng m.áu lên não. Sau đó, ngồi thẳng lưng và thiền định hoặc thực hiện hít thở để giúp thư giãn tinh thần cũng như cải thiện chức năng cơ thể sau giấc ngủ dài.
Súc miệng bằng dầu dừa: Khi súc miệng bằng tinh dầu dừa trong 5-7 phút, các axít lauric trong dầu sẽ phá vỡ lớp chất béo bao bọc vi khuẩn gây hại và t.iêu d.iệt chúng. Các chuyên gia khuyến cáo áp dụng phương pháp này ở thời điểm bụng đói ngay sau khi thức dậy để tăng cường khả năng miễn dịch.
Uống 2 ly nước: ây là cách để giải độc cơ thể. Với ly thứ hai, bạn có thể thêm vào một chút nước chanh và vài lát gừng, bột nghệ hoặc bột quế để tăng sức đề kháng.
Tập thể dục: ều đặn tập thể dục khoảng 40 phút mỗi sáng giúp bạn nạp đủ “năng lượng” để cơ thể hoạt động trong ngày cũng như cải thiện sức mạnh và sự dẻo dai. Có thể bắt đầu bằng bài tập cơ bản như đạp xe hoặc chạy bộ rồi sau đó gia tăng cường độ tùy theo điều kiện sức khỏe. Cơ thể khỏe mạnh chắc chắn có một hệ miễn dịch tốt.
Bữa sáng dinh dưỡng: Do đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nên thành phần gồm những lựa chọn lành mạnh, chẳng hạn kết hợp các prôtêin như sữa hoặc trứng với thực phẩm chứa bột đường (carb) và chất xơ như trái cây tươi, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt…