Lo ngại bệnh tay chân miệng bùng phát trong thời gian tới

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 20.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018 và có nguy cơ bùng phát trong các tháng tới.

Năm học mới bắt đầu hơn một tháng, thời tiết giao mùa dễ dàng thuận lợi cho virus tay chân miệng phát triển nếu không vệ sinh phòng bệnh tốt. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng là điều “xa xỉ” khi trẻ học cả ngày ở trường, trong khi nhiều trường học không có xà phòng để học sinh rửa tay, nhà vệ sinh xuống cấp.

Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát rộng, đặc biệt trong các tháng 10, 11. Nguyên nhân bệnh tay chân miệng có thể gia tăng nhanh do t.rẻ e.m, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi học tập, vui chơi của trẻ chưa được đảm bảo, nhất là tại các trường mầm non, cơ sở giáo dục đào tạo…

lo ngai benh tay chan mieng bung phat trong thoi gian toi 7d478c

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vài năm trước, một số trường học trên địa bàn Hà Nội triển khai lắp hệ thống vòi nước để học sinh rửa tay. Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình lắp một loạt vòi nước rửa tay phía ngoài phòng học tầng 1. Nhưng sau khi triển khai một thời gian, theo phản ánh của phụ huynh học sinh, có vòi hỏng, có vòi không chảy nước.

Một phụ huynh khác có con học ở đây cho biết, con chị nhiều lúc phải “nhịn” đi vệ sinh vì vừa bước vào mùi khai xộc lên. Có lúc nhà cầu bị tắc khiến học sinh phải bỏ chạy. Bồn nước rửa tay đôi lúc không có nước, không có xà phòng, nhà vệ xây dựng đã lâu, xuống cấp, chật chội, chen chúc mới vào rửa tay được. Đến nỗi, nhắc tới nhà vệ sinh trường học, con chị coi đó là “nỗi ám ảnh t.uổi thơ”.

Với điều kiện như vậy, việc phòng bệnh tay chân miệng trong trường học là điều vô cùng khó khăn. Với học sinh mầm non và tiểu học, cả ngày ở trường, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, nhưng có con không rửa tay, chứ chưa nói là phải rửa tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường học ở Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự, học sinh rửa tay thường xuyên rất khó thực hiện. “Nếu lấy lý do mua xà phòng rửa tay liên quan đến kinh phí thì nhà trường lấy từ khoản thu quỹ trường của phụ huynh học sinh đầu năm đóng góp mà mua.

Trong khoản thu đầu năm học vừa qua, nhiều trường ở Hà Nội thu quỹ trường trung bình 300.000đ/học sinh/năm học, có trường thu tới 500.000đ. Vậy t.iền này chi vào việc gì, chi cho các con hay chi vào đâu. Lấy quỹ trường mà phụ huynh đóng góp để mua xà phòng cho các con rửa tay. Đây là biện pháp phòng chống dịch” -anh Cao Xuân Phong, quận Tây Hồ, Hà Nội đề nghị.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, thường có khả năng tự khỏi và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) được coi là nguy hiểm bởi kèm theo nhiều biến chứng khác. Biến chứng nguy hiểm nhất của EV71 đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ là viêm não, màng não. Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh.

Vì vậy, theo khuyến cáo ngành y tế, cả cha mẹ và t.rẻ e.m phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày; trước khi bế trẻ, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thay bỉm; vệ sinh miệng, họng cho trẻ sạch sẽ; vệ sinh đồ chơi, vật dụng cầm nắm của trẻ thường xuyên. Các trường học tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở học sinh rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không nên đưa trẻ đến lớp hay nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

Nhật Minh

Theo CAND

Lây lan bệnh dịch tay chân miệng

Bắt đầu từ giữa tháng 7-2019, lượng trẻ mắc bệnh dịch tay chân miệng (TCM) đến khám và điều trị tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn TPHCM gia tăng, trong đó nhiều trường hợp bệnh nặng, nhập viện phải thở máy. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện dịch TCM bắt đầu vào mùa và có xu hướng lây lan nhanh.

lay lan benh dich tay chan mieng 63857a

Bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 tăng nhanh từ đầu tháng 8 đến nay

Số ca mắc không ngừng tăng

Ghi nhận tại Khoa Khám bệnh – BV Nhi đồng 2, số trẻ mắc TCM đến khám và được kê thuốc điều trị ngoại trú lẫn số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú đều gia tăng. Nếu như tháng 7 chỉ có hơn 1.900 trẻ đến khám bệnh do mắc TCM, thì trong tháng 8 có đến gần 5.000 ca. Trong đó, từ 168 ca phải nhập viện điều trị nội trú ở tháng 7 đã tăng lên 283 ca trong tháng 8 và chỉ nửa đầu tháng 9 đã có đến 235 ca.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp – BV Nhi đồng 2, dự kiến trong thời gian tới số ca mắc TCM sẽ tiếp tục tăng mạnh do trẻ nhập học, nguy cơ lây lan nhanh hơn rất nhiều so với những tháng hè. “Trước tình trạng số bệnh nhi nhập viện tăng cao và để tránh lây lan cho các bệnh nhi khác, Khoa Nhiễm của BV đã bố trí một khu vực dành riêng cho bệnh nhi TCM”, bác sĩ Nguyễn Thành Đạt thông tin. Còn tại BV Nhi đồng 1, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, cho biết trong tháng 8, mỗi ngày BV điều trị khoảng 20 trẻ nội trú mắc TCM, đến giữa tháng 9 đã tăng lên 50 trẻ/ngày. Đáng chú ý, đã có trường hợp mắc TCM độ nặng, phải thở máy.

lay lan benh dich tay chan mieng 522a82

Một bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM. Ảnh: THÀNH SƠN

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca bệnh TCM tích lũy đến hết tháng 8-2019 trên địa bàn thành phố là 9.718 ca (gồm 1.858 ca điều trị nội trú và 7.860 ca điều trị ngoại trú). Số ca bệnh tăng nhanh từ tuần thứ 2 của tháng 8 và trong tháng 8 ghi nhận 3.088 ca mắc TCM, gồm 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú, tăng 115% so với tháng 7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận trường hợp nào t.ử v.ong do TCM từ đầu năm đến nay, tuy nhiên bệnh dịch này đã bắt đầu vào mùa, sẽ lây lan rất nhanh nếu phụ huynh và các trường học không có biện pháp phòng ngừa.

Không được chủ quan

Nằm điều trị tích cực tại phòng cấp cứu của Khoa Nhiễm – BV Nhi đồng 2, bé V.T.M. (6 t.uổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được chẩn đoán mắc TCM ở thể nặng. Theo chị Phùng Thị Mai, mẹ của bé M., gần 10 ngày trước bé có triệu chứng sốt, nổi ban trong miệng. “Gia đình nghĩ rằng con bị nhiệt miệng nên không đưa đi BV mà ở nhà điều trị, cho uống nước mát theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên 3 ngày sau, bé bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, lừ đừ, nổi mụn ở miệng nhiều, không ăn được, chỉ uống sữa, gia đình mới đưa con đến BV”, chị Mai lo lắng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đạt, trẻ mắc TCM thường sốt, loét miệng, nổi hồng ban, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân…. “Trẻ mắc TCM có các dấu hiệu thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, da nổi bông hoặc xanh tái… Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện này cần đưa trẻ nhập viện để tránh bệnh trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Nguyễn Thành Đạt khuyến cáo.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Ngọc Thành, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, nhấn mạnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ; phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

“Bệnh TCM chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 t.uổi và lây lan mạnh vào tháng 8, tháng 9. Đây là thời điểm t.rẻ e.m phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Vì vậy, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học; phát hiện sớm trẻ mắc bệnh để cách ly kịp thời”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành lưu ý.

Tăng cường phòng chống bệnh TCM

Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh TCM trên địa bàn; phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM tại các trường học, đặc biệt tại trường mầm non, nhóm trẻ gia đình.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh TCM, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong; thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, thu dung, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận trường hợp mắc bệnh và khu vực có ổ dịch.

THÀNH AN

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *