Anh Hảo ra vườn bắt ong để bán, thì bị ong đốt t.ử v.ong. Vụ việc hy hữu, thương tâm này vừa xảy ra tại xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương ( Nghệ An).
Chiều nay 5/10, người dân thôn Yên Hòa, xã Thanh Hòa tổ chức lễ tang tiễn đưa nam thanh niên xấu số, anh Lê Đình Hảo (23 t.uổi) – là thôn đội trưởng, bị ong đốt t.ử v.ong, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thông tin từ người thân gia đình nạn nhân, chiều ngày 4/10, sau khi ngủ dậy, anh Hảo ra vườn bắt ong vò vẽ để bán cho người dân trong vùng. Khi đang bắt ong thì anh bị đốt 1 mũi vào bắp chân, khiến cơ thể anh sưng vù và nôn mửa.
Tổ vò vẽ có thể nuôi, lấy, để bán nhưng tiềm ẩn nguy cơ ong đốt. Ảnh: Huy Thư
Thấy tình trạng con trai nguy cấp, gia đình đã đưa anh Hảo đến trạm y tế xã Thanh Hòa để sơ cứu, nhưng anh đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Được biết anh Lê Đình Hảo là con thứ 2 trong gia đình có 2 chị em, chưa lập gia đình. Hiện anh là thôn đội trưởng thôn Yên Hòa, vừa tham gia tập huấn khóa sỹ quan dự bị tại địa phương.
Không khí tang gia trước nhà nạn nhân. Ảnh: Huy Thư
Gia đình anh nuôi ong vò vẽ đã mấy năm nay (lấy tổ ong vò vẽ còn nhỏ ở trong rừng về nuôi tại vườn để bán). Thời gian qua, cơ thể anh Hảo thường dị ứng khi ong đốt, thường sưng vù toàn thân và nôn mửa.
Làm gì khi bị ong đốt?
Khi bị ong đốt thì tùy theo số lượng nhát đốt mà có thể g.ây s.ốc phản vệ, suy gan, suy thận, rối loạn đông m.áu. Do đó, biết cách xử trí khi bị ong đốt là hết sức cần thiết.
Khi bị ong đốt, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn.
Sau khi bị ong chích, cần rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng kềm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra.
Có thể đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau, giảm sưng.
Nên đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác. Phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Từ chuyện b.é t.rai bị vắt kí sinh trong mắt: Cách phòng tránh con vắt vào mùa mưa giông khi đi du lịch
Mùa mưa giông là điều kiện thuận lợi cho các kí sinh phát triển, trong đó có “vắt rừng” – nỗi ám ảnh của dân du lịch mùa hè này. Dưới đây là cách phòng tránh con vắt rừng trong mùa mưa giông khi vào rừng du lịch.
Phòng tránh con vắt rừng trong mùa mưa giông là một vấn đề quan trọng khi đi rừng. Đặc biệt, vắt là loại dễ tấn công và hút m.áu từ người. Một số trường hợp vắt đã kí sinh ở hốc mũi, ở khí quản,.. và mới đây ngày 17/6, một bệnh nhi đã được thực hiện thủ thuật gắp con vắt sống kí sinh trong mắt (Nghệ An).
Vắt là loại sinh vật tương cận của loài đỉa, thuộc họ Hirudinea, ngành giun đốt Annelida. Khi vắt hút máy, tuyến nước bọt của loài này tiết ra một chất gọi là chất chống đông m.áu khiến m.áu của vật chủ chảy ra không ngừng ở vùng bị hút.
Con vắt sống ở trong đất, kích thước thông thường của một con vắt là từ 2cm – 4cm khi ở trạng thái nghỉ. Vắt có 5 chi bao gồm 15 loài được phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng chủ yếu là những khu vực có tính ẩm ướt thuộc vùng nhiệt đới ví dụ như Đông Nam Á, Nam Mỹ,… Vắt là loài đẻ trứng, chúng thường đẻ ở chỗ có bùn; từ trứng nở tra con non nhỏ.
Một con vắt bình thường rất đói m.áu, chúng có thể ẩn núp ở những hốc đá, dưới lá cây hay trong suối, khi vật chủ đi qua chúng sẽ búng nhảy và bám vào da để hút m.áu. Nếu như vết hút m.áu bị c.hảy m.áu kéo dài có thể khiến vật chủ t.ử v.ong, đặc biệt là nếu chúng bám vào ống tiêu hoá, khí quản hay mũi người,…Vắt sẽ phát triển và lớn nhanh tại những nơi chúng hút m.áu và ký sinh.
1. Một số hình ảnh vắt kí sinh trong các bộ phận cơ thể người
Con vắt kí sinh trong mắt bệnh nhi 8 t.uổi, nếu để lâu ngày ký sinh lâu ngày nó có thể gây ra viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc viêm nội nhãn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mắt. (Ảnh: Vietnamnet)
Hình ảnh con vắt dài 8cm kí sinh trong mũi bệnh nhân gây khó thở, nghẹt mũi và thỉnh thoảng c.hảy m.áu (Ảnh: Zingnews)
Vắt dài 10cm kí sinh trong khí quản bệnh nhân do uống nước suối gây ho, đau ngực, khó thở kéo dài (Ảnh: NLĐ)
Các nhà khoa học đã khảo sát và thông báo loài vắt Dinobdella ferox còn gọi là đỉa răng khi còn non thường chui vào hút m.áu và kí sinh ở mũi người. Loài vắt này phổ biến ở tỉnh Quý Châu, Vân Nam tại Trung Quốc; Ấn Độ, Miến Điện, Nam Trung Quốc…
Vắt Dinobdella là một kí sinh có tác hại vô cùng lớn đối với gia súc nuôi và các loài động vật hoang dại cũng như con người. Giống như những chủng vắt khác, chúng cũng sống ở các khe núi, hốc đá, bờ giếng hay những khu vực ẩm ướt,…
2. Phòng tránh con vắt rừng kí sinh trong mùa mưa giông
Chính vì sự nguy hiểm và tính phổ biến của vắt và việc phòng tránh con vắt khi đi rừng hay các khu vực ẩm ướt khác là rất quan trọng. Một số lưu ý để phòng tránh con vắt trong mùa mưa giông mà bạn cần lưu ý:
– Khi đi rừng cần sử dụng, mặc các trang bị bảo hộ, nhất là những vùng được cảnh báo là có nhiều vắt sinh sống
– Bạn có thể dùng hóa chất loại DMP dimethylphtalate) để bôi lên da, loại hóa chất chuyên dụng này sẽ giúp bạn xua đuổi vắt hiệu quả
– Ngoài ra bạn cũng có thể dùng M-1960 bao gồm 3 thành phần butilacetanilid, 2 butyl-2 ethyl-3 propanediol và benzyl benzoate với định lượng bằng nhau trộn lại hoặc M-1960 kết hợp với 10% Tween 80 dùng để ngâm và tẩm vào quần áo dùng để đi rừng sẽ giúp bạn chống lại và phòng tránh con vắt tấn công và xâm nhập bám vào người hút m.áu.
Cần làm gì khi bị vắt rừng tấn công?
Nếu như bị vắt bám vào và hút m.áu, bạn cần tìm mọi cách để có thể loại bỏ vắt ra khỏi khu vực bị bám và hút m.áu. Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc một lượng nhỏ rượu để nhỏ vào chỗ vắt bám.
Nếu như vùng bị vắt hút vẫn tiếp tục c.hảy m.áu thì bạn có thể sử dụng bút điện để có thể cầm m.áu lại. Sau đó hãy rửa sạch vết thương bằng loại thuốc sát trùng rồi băng lại sạch sẽ.a