Nghị định xử phạt nồng độ cồn hiệu lực: Số ca nhập viện do tai nạn giao thông giảm, bác sĩ nhàn hơn

Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô một tuần gần đây ghi nhận số bệnh nhân nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông giảm đáng kể.

Sáng 8/1, ThS. BS Vũ Xuân Hùng – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông một tuần gần đây giảm 50%. Kết quả này có được kể từ khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực.

“Nếu như ngày thường phòng khám cấp cứu tiếp nhận 120-130 bệnh nhân thì nay là 60-70 người. Đặc biệt, trước đây có nhiều ca bệnh nhân trẻ, nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nặng do bị tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia thì nay không còn. Điều này chứng tỏ Nghị định 100 mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là sức khỏe”, bác sĩ Hùng nói.

nghi dinh xu phat nong do con hieu luc so ca nhap vien do tai nan giao thong giam bac si nhan hon db3743

Khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực, bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, ngộ độc rượu giảm nhiều.

Tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Thanh Nhàn, ThS. BS Lê Văn Dẫn – Phó khoa cũng cho biết, trước đây số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu rất đông, đặc biệt có người hôn mê, nôn nhiều, suy đa tạng, phải lọc m.áu khẩn mà vẫn không giữ được tính mạng.

Hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận các trường hợp ngộ độc rượu metanol. Nhưng hiện không có số bệnh nhân như vậy. Từ đợt nghỉ Tết Dương lịch đến nay, khoa chưa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân ngộ độc metanol nào.

“Đó là tín hiệu đáng mừng từ khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực”, bác sĩ Dẫn nói và khuyên mọi người đã uống rượu thì không tham gia giao thông.

nghi dinh xu phat nong do con hieu luc so ca nhap vien do tai nan giao thong giam bac si nhan hon f67e7f

ThS. BS Lê Văn Dẫn – Phó khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Từ Tết Dương lịch đến nay, số người nhập viện do tai nạn giao thông ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô cũng giảm dần, giúp giảm tải sức ép cho đội ngũ y bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa cấp cứu hy vọng xã hội sẽ chấp nhận việc “đã uống rượu bia là không lái xe” tích cực vì “văn hóa rượu bia” thực sự đang là mối nguy hại cho mọi người. “Với tôi, ép nhau uống tới mức say chắc chắn là có tội.”, bác sĩ Khiêm nói.

Như vậy, sau hơn 1 tuần Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được thi hành, những tín hiệu đáng mừng đầu tiên đã có.

Nhiều bệnh viện trước đây số bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông hay ngộ độc rượu bia đông, luôn rơi vào tình trạng quá tải thì nay giảm nhiều.

Các chuyên gia, bác sĩ đều hy vọng, người dân nên tuân thủ tất cả quy định của pháp luật, đặc biệt là không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình.

KHẢ MINH

Theo VTC

Đầu năm 2020, bệnh nhân ngộ độc, tai nạn vì rượu bia tăng

Khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực, số ca cấp cứu tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia có dấu hiệu giảm nhưng chưa nhiều.

Sáng 3/1, ghi nhận của Zing.vn tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội, số ca cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc rượu… không giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, số bệnh nhân tai nạn giao thông phần lớn liên quan đến sử dụng rượu bia.

Tai nạn do rượu bia không giảm nhiều

Từ ngày 1/1, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực. Một trong những quy định tại luật này là nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Sau khi quy định này có hiệu lực, số ca cấp cứu ngộ độc rượu, tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội vẫn ghi nhận ở mức cao.

ThS.BS Nguyễn Đăng Đức – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những ngày đầu năm, trung tâm tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu tăng hơn so với ngày thường.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bác sĩ của trung tâm đã tiếp nhận hai bệnh nhân trẻ, trong đó có một người 16 t.uổi, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, sau một cuộc nhậu.

“Các xét nghiệm và khám lâm sàng cho thấy thấy bệnh nhân bất tỉnh do ngộ độc rượu. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân đã tỉnh. Đặc biệt, hai bệnh nhân ngộ độc ethanol – loại rượu thông thường, chứ không phải ngộ độc methanol – cồn công nghiệp”, bác sĩ Đức cho hay.

dau nam 2020 benh nhan ngo doc tai nan vi ruou bia tang c7c538

Bệnh nhân ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Trang.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay tại trung tâm, lượng bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính tăng lên không chỉ Tết, Noel mà cả mùa đông. Đây là thời điểm người dân uống rượu nhiều.

BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong hai ngày đầu năm, đơn vị này không tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Tuy nhiên, khoa đang điều trị cho hai trường hợp đa chấn thương do tai nạn giao thông vì sử dụng rượu bia.

Theo bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), những ngày qua, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại đơn vị này có giảm nhưng đa phần đều có liên quan đến rượu bia. Bệnh nhân nhập viện khi cơ thể vẫn còn mùi rượu.

dau nam 2020 benh nhan ngo doc tai nan vi ruou bia tang 21539b

Một ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ tim tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.

Trong khi đó, thống kê từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho thấy số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tăng.

Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết ngày 31/12, đơn vị này tiếp nhận 15 ca cấp cứu tai nạn giao thông.

Trong ngày hai ngày 1-2/2019, đơn vị này tiếp nhận 19 ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Cùng kỳ năm nay, bệnh viện tiếp nhận đến 26 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân bị tai nạn đều có sử dụng nhiều rượu bia.

Vì sao không được uống rượu bia khi lái xe?

TS.BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết rượu bia tác động đến hệ thần kinh, làm chậm phản xạ, khiến người uống không kiểm soát được hành vi.

Khi lái xe, con người cần có chức năng não ổn định để kiểm soát nhận thức, phản ứng nhanh và đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, việc uống nhiều rượu bia khiến các kỹ năng phối hợp vận động giữa bộ não, tay chân và mắt đều bị ảnh hưởng. Khả năng tập trung, tầm nhìn và phán đoán từ đó cũng suy giảm.

dau nam 2020 benh nhan ngo doc tai nan vi ruou bia tang 5cca1e

Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh: Việt Hùng.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối tượng ngộ độc rượu nhập viện bao gồm nhiều lứa t.uổi khác nhau, kể cả người trẻ như sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, đa phần là thanh niên ở độ t.uổi lao động.

“Tình trạng bệnh nhân khác nhau, có người mức độ nhẹ như nôn mửa nhưng có những người bị nặng, hôn mê, tụt huyết áp, đến viện muộn với các tổn thương não nặng nề do hạ đường m.áu, tụt huyết áp, suy hô hấp kéo dài với nhiều chấn thương trên người”, bác sĩ Nguyên thông tin.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia giao thông, rượu còn là chất độc đối với cơ thể. Chúng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh tật, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan như thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, đặc biệt là thanh niên, cần hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *