Đang chạy xe máy, người mẹ bỗng thấy xe có vẻ nặng ở phía sau và quay lại nhìn thì không thấy con gái đâu. Dừng xe lại, chị thấy một góc đầu trái và tay trái của con đã nằm trong bánh xe.
Vụ tai nạn bất ngờ xảy ra với bệnh nhi Trần Thị T. H. 7 t.uổi, ở Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh.
Trước đó, trẻ ngồi sau xe máy cùng em do mẹ là chị Nguyễn Thị T. trở. Vì trời nắng, chị T. có dùng áo chống nắng của mình khoác cho con nhưng không kéo khoá áo, để trẻ có thể choàng che nắng cho em ngồi ở giữa xe. Chiếc áo chống nắng quá dài đã khiến H. bị cuốn vào bánh sau xe máy.
May mắn cho trẻ là vết thương vùng đầu chưa gây tổn thương đến sọ não.
Chị T. kể lại khi đèo 2 con chạy xe được khoảng 1km thì chị bỗng thấy xe có vẻ nặng ở phía sau và quay lại nhìn thì không thấy con gái đâu. Chị vội vàng dừng xe lại thì thấy một góc đầu trái và tay trái của con đã nằm trong bánh xe, đặc biệt phần tay bị kẹp sâu vào bánh xe phải gỡ mãi mới ra…
“Chắc vì cháu quá hốt hoảng nên không kêu lên hay gọi mẹ, tôi không hề biết cháu bị ngã khi nào… Sau đó tôi vội vàng nhờ người đi đường đưa cháu lên bệnh viện cấp cứu…”, chị T nói.
Trẻ được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) với vết thương hở vùng đầu và chấn thương tay trái.
Theo các bác sĩ, bệnh nhi nhập viện với vết thương vùng đỉnh trái kích thước 4×1cm, bờ gọn, sưng nề, bầm tím và xây xát mài da vùng cánh tay và khuỷu tay trái, vận động tay trái hạn chế.
Cánh tay của trẻ bị sưng nề, bầm tím và xây xát ngoài da.
BS CKI. Phạm Duy Hưng, khoa Ngoại thần kinh cho biết, rất may mắn cho trường hợp của H. vì vết thương vùng đầu chưa gây tổn thương đến sọ não. Với chấn thương của trẻ, các bác sĩ đã tiến hành làm sạch, khâu xử lý vết thương vùng đầu, treo tay trái cố định. Sau 2 ngày theo dõi điều trị, sức khỏe trẻ ổn định và đã được xuất viện.
Sự cố trên như một lời cảnh báo các bậc phụ huynh cần lưu ý trang phục, đặc biệt là các loại áo chống nắng, áo mưa… cho bản thân cũng như trẻ nhỏ trên các phương tiện giao thông. Các vạt áo/quần dài, lòa xòa dễ cuốn vào bánh xe có thể gây thương tích cho trẻ hoặc làm mất tay lái dẫn đến những tai nạn không đáng có.
Hội chứng truyền m.áu song thai khiến hai trẻ m.ất m.ạng
Mới đây, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp song thai mắc hội chứng truyền m.áu. Tuy nhiên, cả hai thai nhi đã không qua khỏi do không được phát hiện sớm hội chứng cũng như điều trị kịp thời.
Khi mắc hội chứng truyền m.áu song thai, nếu không được điều trị, 90-100% thai sẽ c.hết. Ảnh minh hoạ
Sản phụ 37 t.uổi, tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện do có dấu hiệu chuyển dạ, rau bong non, mang thai song sinh 27 tuần lần 3 trên vết mổ đẻ cũ 2 lần. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, nhưng sản phụ bị rau bong non và hội chứng truyền m.áu song thai. Một thai nhi chỉ nặng 800 gram có biểu hiện nhợt nhạt do mất m.áu, một bé nặng 900 gram có màu đỏ rực do thừa m.áu.
Các bác sĩ khoa Sản và khoa Sơ sinh đã cấp cứu cho sản phụvà thai nhi ngay trong phòng mổ. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh của trẻ quá nặng nên cả hai bé không qua khỏi. Sau phẫu thuật, sản phụ có sức khỏe ổn định và được xuất viện.
Các bác sĩ cho biết, trong suốt 27 tuần mang thai, sản phụ chỉ đi siêu âm kiểm tra một vài lần tại phòng khám tư nhân. Một số sản phụ khi mắc hội chứng truyền m.áu song thai có thể có các biểu hiện: Đau bụng co thắt, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, bàn tay và bàn chân có thể bị sưng ở ngay thời kỳ đầu của thai kỳ, tăng huyết áp …Tuy nhiên để khẳng định thì siêu âm Doppler có thể giúp thai phụ phát hiện được sớm trong quá trình mang thai, đồng thời có thể đ.ánh giá giai đoạn bệnh để có chỉ định đúng, kịp thời.
Một số biện pháp điều trị hội chứng truyền m.áu trong song thai hiện nay: Tiến hành phẫu thuật hủy thai có chọn lọc; Truyền m.áu cho thai trong buồng tử cung; Laser đốt mạch nối giữa hai thai….và phương pháp điều trị bằng phẫu thuật laser khi ở giai đoạn II – III Quintero t.uổi thai 16 – 26 tuần được coi là phương pháp tối ưu hiện nay.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai đặc biệt là song thai, các sản phụ cần thường xuyên khám, siêu âm định kỳ, nhằm kiểm soát tình trạng tuần hoàn và sức khỏe của thai nhi trong tử cung. Nếu có bất thường cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa Sản để được can thiệp kịp thời để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Trong y học, truyền m.áu song thai là một bệnh lý hiếm gặp. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền m.áu song thai là 0,1-1,9/1000 trẻ sinh ra. Hội chứng truyền m.áu song thai hay còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng một bánh nhau.
Hội chứng sẽ dẫn đến tình trạng m.áu phân phối không đều giữa các thai nhi do ở bánh nhau xuất hiện những bất thường trong mạch m.áu, khiến lượng m.áu cung cấp cho một đ.ứa t.rẻ được truyền đến đ.ứa t.rẻ còn lại qua nhau thai. Một trẻ cho m.áu và một trẻ nhận m.áu. Trẻ nhận m.áu thường sẽ lớn hơn, huyết áp cao hơn so với bình thường, trẻ còn lại không nhận đủ lượng m.áu và chất dinh dưỡng, oxy nên sẽ nhỏ hơn.
Khi mắc hội chứng truyền m.áu song thai, nếu không được điều trị, 90-100% thai sẽ c.hết. Trường hợp một trong hai thai c.hết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề.