Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng cách thức nấu nướng thực phẩm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Đây là một phát hiện quan trọng trong bảo vệ sức khỏe.
Việc xử lý nhiệt đối với thực phẩm cho phép chúng ta hấp thụ nhiều calo trong ruột non khi để lại ít thức ăn hơn cho vi khuẩn – Ảnh: internet
Theo Science Daily, các nhà khoa học tại Đại học California và Đại học Harvard, Mỹ, lần đầu tiên đã chỉ ra rằng việc nấu thực phẩm làm thay đổi căn bản hệ vi sinh vật đường ruột ở cả chuột lẫn người. Đây là một phát hiện có ý nghĩa cả trong việc tối ưu hóa sức khỏe và để hiểu được rằng cách nấu ăn có thể thay đổi sự tiến hóa của hệ vi sính đường ruột trong thời t.iền sử.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiều khía cạnh của sức khỏe con người – từ viêm mạn tính đến tăng cân đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trạng thái của số lượng lớn vi khuẩn sống trong và trên người chúng ta, được gọi chung là microbiome. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cách xử lý nhiệt đối với thực phẩm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Được biết, nhiều chức năng cơ thể có liên quan đến hệ vi sinh vật, từ tiêu hóa và trao đổi chất đến miễn dịch đều có liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Hiển nhiên, chế độ ăn uống nhất định có thể làm thay đổi rất nhiều hệ vi sinh đường ruột. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nói về tác động của phương pháp nấu nướng. Họ đã tiến hành một thử nghiệm trên loài gặm nhấm được cho ăn các loại thực phẩm khác nhau – thịt sống, thịt nấu chín, khoai lang sống hoặc khoai tây chế biến.
Hóa ra, thịt sống so với thịt nấu chín không có tác dụng rõ rệt đối với vi khuẩn đường ruột của động vật. Ngược lại, khoai lang sống và chín làm thay đổi đáng kể thành phần vi sinh vật của động vật, cũng như mô hình hoạt tính gien của vi khuẩn và các sản phẩm trao đổi chất sinh học quan trọng mà chúng tạo ra. Các nhà khoa học cũng thu được kết quả tương tự khi đưa toàn bộ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau vào khẩu phần ăn, bao gồm cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây thông thường, ngô và củ cải đường.
Nói chung, việc xử lý nhiệt đối với thực phẩm cho phép hấp thụ nhiều calo hơn trong ruột non, để lại ít thức ăn cho vi khuẩn. Đồng thời, một số thực phẩm thô có thể chứa các hợp chất kháng khuẩn, về mặt lý thuyết là nguy hiểm đối với một số vi sinh vật.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Thực hư câu câu chuyện chị em uống nhiều sữa đậu nành có thể gây u xơ tử cung
Nhiều người cho rằng, việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ khiến chị em phụ nữ có nguy cơ đối mặt với bệnh u xơ tử cung. Vậy thực hư việc này như thế nào.
Cứ 5 phụ nữ thì có 1 người mắc u xơ tử cung
BS CK2 Đặng Thị Phương Thảo, Phó Trưởng Khoa Nội soi (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, u xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa lành tính, hay gặp ở phụ nữ. Cứ khoảng 5 phụ nữ thì lại có 1 người có u xơ tử cung.
Có những phụ nữ chịu tác động bất lợi của u xơ tử cung như rong kinh, rong huyết, vô sinh, u chèn ép bàng quang, trực tràng…. nhưng lại có người vui vẻ sống “hoà bình” với nó.
Theo BS Phương Thảo, nguyên nhân của bệnh đang được tìm hiểu, vẫn chưa có kết luận cụ thể. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như: Di truyền, môi trường, thực phẩm, rối loạn nội tiết, béo phì…
Ảnh minh họa
Đa số các trường hợp u xơ tử cung không có triệu chứng điển hình, chỉ phát hiện tình cờ qua khám phụ khoa.
Một số dấu hiệu nghi ngờ bệnh như:
– Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều m.áu)
– Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu
– Đau khi g.iao h.ợp
– Đi tiểu thường xuyên do áp lực của u xơ tử cung lên bàng quang
– Táo bón hoặc đầy hơi
– Bụng to
Cũng theo BS Thảo, với những chị em bị u xơ tử cung, sau t.uổi mãn kinh, u xơ tử cung sẽ teo đi và không phát triển.
Tuy nhiên, có khoảng 20-50% bệnh nhân có u xơ tử cung có biểu hiện bất thường cần phải mổ. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi có 1 trong các yếu tố sau: Khi tử cung to tương dương thai 12 tuần ( kích thước khối u xơ> 6 cm) và phải kèm theo có các triệu chứng cường kinh, rong kinh, rong huyết gây thiếu m.áu.
Bên cạnh đó, các khối nhân xơ tuy nhỏ
Ngoài ra, khối nhân xơ có kèm theo các bệnh lý phụ khoa khác tăng sinh nội mạc tử cung, sa s.inh d.ục; khối nhân xơ tử cung kèm theo các khối u buồng trứng thực thể hoặc u xơ tử cung to nhanh sau mãn kinh; u xơ hoại tử; u xơ tử cung kèm hiếm muộn, sảy thai liên tiếp… cũng là những trường hợp nguy hiểm, cần được chỉ định phẫu thuật.
Ăn gì khi bị u xơ tử cung?
Trước thực hư việc uống nhiều sữa đậu nành có thể gia tăng u xơ tử cung, BS Phương Thảo lý giải, trong đậu nành có chứa phytoestrogen – hợp chất tự nhiên có các đặc tính tương tự như estrogen. Hợp chất này ức chế thụ thể estrogen trên tế bào u xơ, làm giảm thiểu các triệu chứng cũng như nguy cơ phát triển u xơ tử cung. Ngoài ra, đậu nành rất tốt cho tim mạch, tuy nhiên không nên lạm dụng uống quá nhiều.
Ngoài đậu nành, BS Phương Thảo cho biết thêm, một số thực phẩm có thể giúp làm chậm sự phát triển nhân xơ như: Các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây tươi), vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp giảm cân và cân bằng nội tiết; trà xanh; thực phẩm giàu Kali như bơ, chuối, cam quýt, dưa đỏ, đậu lăng, cám yến mạch, khoai tây; nhóm thực phẩm giàu vitamin D…
Bên cạnh đó, cần tránh những thực phẩm có hàm lượng estrogen cao như thịt có màu đỏ, nội tạng động vật; thực phẩm có hàm lượng muối cao (thịt muối, đồ đóng hộp…); thức uống có caffein, chocolate, nước ngọt, t.huốc l.á (kể cả hít khói t.huốc l.á thụ động).
Để phòng ngừa bệnh u xơ tử cung, các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý; quan hệ chăn gối an toàn, không nạo hút thai đồng thời tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khám phụ khoa để kịp thời phát hiện bệnh nếu có.
Theo Theo Mai Thùy/Gia đình và Xã hội