Ung thư là bệnh mạn tính, trước khi chúng khởi phát thường xuất hiện dấu hiệu cảnh báo. Biết cách nhận diện những triệu chứng bất thường này, bạn có thể chặn đứng ung thư ngay giai đoạn “thai nghén”.
GS Li Yijia, chuyên gia nội khoa của Đại học Quốc gia Đài Loan nhận định: “Nhiều người cho rằng, táo bón, tiêu chảy, phân nặng mùi bất thường là những dấu hiệu điển hình của ung thư trực tràng, nhưng theo tôi trong hầu hết các trường hợp chúng là biểu hiện của bệnh đường ruột khác”.
Theo quan điểm của chuyên gia này, triệu chứng cảnh báo đặc trưng nhất của bệnh ung thư đại trực tràng là cảm giác muốn đại tiện nhưng đến lúc đi phân lại như bị tắc lại ở h.ậu m.ôn. “Nếu triệu chứng này đi kèm với việc phân thường có lẫn m.áu thì khả năng rất cao là bạn mắc polyp đại trực tràng hoặc nặng hơn là ung thư đại trực tràng – GS Li Yijia nhấn mạnh.
Bên cạnh triệu chứng kể trên, các bác sĩ ung bướu cũng khuyến cáo rằng, những người trên 5 t.uổi nếu có sự thay đổi trong việc đại tiện như: tiêu chảy và táo bón xen kẽ, sự thay đổi về giờ giấc, thời gian của các lần đại tiện… cũng cần đặc biệt lưu ý về khả năng mắc ung thư đại trực tràng và tốt nhất nên đi thăm khám sớm sau khi ghi nhận những hiện tượng vừa nêu.
Đặc điểm của khối u ác tính là tăng sinh liên tục. Do đó, chúng cần nguồn cung cấp m.áu, oxy và các dưỡng chất “khổng lồ”. Khi cơ thể bị điều khiển để nuôi dưỡng tế bào ung thư, các cơ quan khỏe mạnh sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt “thức ăn”, từ đó dẫn đến hiện tượng sụt cân nhanh chóng. Vì vậy, nếu giảm hơn 10% trong lượng cơ thể chỉ trong vòng 1 tháng, trong khi không thực hiện các biện pháp giảm cân, thì cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình.
Ngoài ra, các khối u phát triển trong khoang bụng, chẳng hạn như ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi, ung thư gan và ung thư tuyến tụy, có thể dễ dàng chèn ép lên hệ thống thần kinh trung ương hoặc đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn. Theo ước tính, những bệnh nhân rơi vào trường hợp này thường chỉ có thể ăn được 1/3 lượng thức ăn so với khẩu phần ăn thông thường.
Hiện tượng thường xuyên cảm lạnh thường xuất phát từ khả năng miễn dịch của cơ thể không tốt. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở người và ung thư là một trong số đó, đặc biệt là bệnh ung thư phổi.
Cần biết rằng, ngoài cung cấp oxy cho cơ thể, phổi còn tham gia vào nhiệm vụ duy trì lớp phòng thủ của chúng ta. Trong trường hợp phổi xuất hiện khối u ác tính, chức năng của cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch cũng sẽ bị suy giảm theo.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu bị cảm lạnh nhiều hơn 3 lần/tháng và mỗi đợt cảm kéo dài trên dưới 1 tuần, có khả năng là phổi của bạn đang gặp vấn đề và cần thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế để truy rõ căn nguyên.
Nếu nước da trở nên xanh xao bất thường, dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng, đi kèm với hiện tượng chán ăn và dễ bị c.hảy m.áu, m.áu khó đông (dễ bầm tím khi va chạm nhẹ, m.áu từ các vết thương lâu cầm, thường xuyên c.hảy m.áu chân răng, c.hảy m.áu cam)… thì rất có thể người đó đang đối mặt với bệnh ung thư m.áu. Rủi ro này càng cao nếu hiện tượng trên được ghi nhận ở t.rẻ e.m.
Phát hiện mắc ung thư từ nốt phát ban nhỏ ở thắt lưng
Khi anh Tony Ferreira (sống ở Jersey, Anh) phát hiện có một nốt phát ban nhỏ ở thắt lưng, anh cho rằng nó sẽ sớm biến mất sau vài ngày.
Anh Tony Ferreira luôn có sức khỏe tốt nên trước đó chưa bao giờ anh có suy nghĩ mình sẽ mắc ung thư. Tuy nhiên, điều ít ngờ nhất đã trở thành sự thực khi nốt phát ban ở thắt lưng nhanh chóng lan rộng tới 90% cơ thể, khiến tay chân của anh nứt toác.
Tony bị hội chứng Sezary – một dạng bệnh hiếm
Các bác sĩ chẩn đoán, anh Tony nhiễm một dạng ung thư hiếm gọi là hội chứng Sezary – u sùi dạng nấm. Bệnh này nguy hiểm khi diễn tiến trong nhiều năm nhưng chỉ được phát hiện khi trên da bệnh nhân bắt đầu đỏ, có u thâm nhiễm. Ở giai đoạn muộn, lòng bàn tay, bàn chân dày sừng, hạch lympho to, nhiễm khuẩn thứ phát, móng giòn…
Vào tháng 3 vừa qua, các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc kháng ung thư mới cho anh Tony nhưng thử nghiệm bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Chị Osvalda, vợ anh Tony, làm tại một khu dưỡng lão, là nguồn thu nhập chính của gia đình. Tuy nhiên, gần đây, chị được khuyên tạm nghỉ việc vì nguy cơ nhiễm Covid-19 và lây sang cho chồng.
“Tình trạng của chồng tôi khá tệ nhưng hàng nghìn bệnh nhân ung thư ở Anh cũng vậy. Covid-19 đã trì hoãn việc chữa trị”, chị Osvalda tâm sự.
Hai vợ chồng không biết bao giờ có thể lên London để điều trị tiếp và cuộc sống “bình thường mới” sau thời kỳ giãn cách xã hội sẽ như thế nào.
Đôi bàn tay nứt nẻ khiến anh thường xuyên phải đeo găng tay
“Tôi mong muốn được nắm tay chồng không đeo găng tay bảo vệ. Tôi gần như quên cảm giác bàn tay của anh ấy thế nào. Anh ấy có đôi bàn tay mạnh mẽ, khi nắm tay chồng, tôi cảm thấy mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa”, chị Osvalda nói.
Cách chữa trị duy nhất cho anh Tony vào thời điểm này là tìm người hiến tế bào gốc. Tuy nhiên, cả bố mẹ anh và 4 anh chị em đều không phù hợp. Một tổ chức phi lợi nhuận về hiến tủy đang hỗ trợ anh Tony tìm kiếm người hiến.
Jonathan Pearce, Giám đốc điều hành của tổ chức này, cho hay, tỷ lệ người hiến tế bào gốc giảm 50% do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Vì có nhiều trường hợp bị hoãn hủy nên sau khi dịch qua đi, số lượng người bệnh bị tồn đọng sẽ nhiều. Đáng buồn hơn, có một số ca diễn biến nặng hơn và không thể ghép được nữa”, ông Pearce cho hay.