Tôi có sỏi rất to, thận trái 3cm, thận phải 2 sỏi to khoảng 2cm và giãn 1/3 niệu quản. Hiện tại, tôi uống thuốc Nam nhưng thỉnh thoảng vẫn đau ê ẩm, liệu tôi tiếp tục uống thuốc Nam nữa không? Nếu bắt buộc phải mổ thì dùng phương pháp nào?
Nguyễn Thị Hương (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trường hợp sỏi lớn như của bạn hầu như không có hy vọng điều trị nội khoa. Bạn cần được can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi.
Nội soi thận qua da là một lựa chọn tốt. Ưu điểm nổi bật của nội soi sỏi thận qua da chuẩn thức là: phẫu thuật ít xâm hại, ít đau, sẹo mổ nhỏ dưới 1cm nên loại bỏ được các biến chứng liên quan đến vết mổ rộng.
Thời gian nằm viện ngắn chỉ từ 2-4 ngày.
Thời gian hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc nhanh (7-10 ngày).
Ít ảnh hưởng đến chức năng thận: trong mổ mở với sỏi san hô có thể làm mất vĩnh viễn 15-30% chức năng thận do đường rạch rộng vào thận để lấy sỏi nhưng với nội sỏi thận qua da, do đường hầm vào thận nhỏ nên tổn thương chức năng thận chỉ dưới 1%.
Cải thiện tình trạng không lấy được hết sỏi so với mổ mở nhất là với sỏi san hô phức tạp nhờ khả năng có thể kiểm soát tối đa các ngóc ngách trong thận. Giảm tối đa tình trạng n.hiễm t.rùng sau mổ so với mổ mở kinh điển. Giảm tỷ lệ tái phát sỏi sau mổ.
BS. Lê Sĩ Trung
Theo SK&ĐS
Phòng bệnh sỏi thận – tiết niệu
Sỏi thận – tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính… Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa t.uổi thường gặp là từ 30 – 60 t.uổi.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên – nguyên Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và chưa đi khám đúng chuyên khoa, muốn điều trị bằng thuốc nam. Nhiều người dùng thuốc kéo dài, dẫn đến ngộ độc thận, gan phải đi chạy thận nhân tạo. Những biến chứng của sỏi tiết niệu bao gồm: Gây n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng. Có trường hợp n.hiễm t.rùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, chít hẹp đường tiết niệu khiến tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.
Bác sĩ Huyên khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sỏi – tiết niệu, mọi người cần uống đủ nước hằng ngày, tập thể dục đều đặn, vận động tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nhằm tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu.
Trong đó, việc uống đủ nước sẽ giúp pha loãng và làm giảm nồng độ các chất hóa học cấu thành sỏi thận. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt, có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều canxi và vitamin D bởi nếu lượng canxi ăn vào ít thì nồng độ oxalate trong cơ thể có thể tăng lên, tốt nhất là bổ sung canxi tự nhiên từ thức ăn. Chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi đã có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể kích thích sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế đồ uống có ga, bởi trong loại đồ uống này có hàm lượng photphat cao – một loại chất hóa học kích thích sự hình thành sỏi thận.
Cũng theo bác sĩ Huyên, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng/năm, nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải, trong đó có thận – tiết niệu.
Theo kinhtedothi