Muốn em bé có nụ cười tỏa nắng, mẹ nhớ phải chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi còn nằm nôi

Kể cả khi bé còn đang ẵm ngửa, mẹ vẫn phải chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng những cách dưới đây.

Nhiều người thường nói “Bệnh từ miệng mà ra”. Điều này hoàn toàn đúng với trẻ nhỏ vì tần suất ăn khá lớn và thường xuyên dùng miệng để cắn đồ chơi, mút tay dễ bị nhiễm vi khuẩn. Do đó cha mẹ phải biết cách vệ sinh răng miệng phòng bệnh cho con bằng những hành động nhỏ nhất.

Làm sạch đầu ti trước khi cho con bú

muon em be co nu cuoi toa nang me nho phai cham soc rang mieng cho tre tu khi con nam noi 74c87f

Nhiều bà mẹ khi con đói thường vạch áo cho con ti ngay. Điều này không tốt chút nào vì dịch tiết mồ hôi ở người trưởng thành dễ bị vi khuẩn tấn công và còn sót lại trên núm ti. Nếu mẹ không làm sạch trước khi cho con ăn sẽ khiến vi sinh vật xâm nhập vào miệng bé.

Vệ sinh miệng cho bé sau khi bú

muon em be co nu cuoi toa nang me nho phai cham soc rang mieng cho tre tu khi con nam noi 8da6a0

Sữa còn sót lại trong miệng sau khi bé bú rất dễ lên men, tạo thành môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn và vi sinh vật trong miệng. Bé sẽ không chỉ bị viêm miệng mà còn loét miệng khi bị nặng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Do đó, sau khi cho bé ăn, mẹ phải vệ sinh răng miệng cho con. Bạn có thể dùng tăm bông thấm nước muối nhẹ để lau nhẹ phần trên của miệng và nướu. Trẻ lớn hơn nên cho bé uống nước súc miệng, có thể làm giảm khả năng n.hiễm t.rùng miệng.

Đồ dùng cho bé cần được khử trùng thường xuyên

Nhiều em bé có thói quen mút tay và đưa bất kỳ đồ vật nào tìm được vào miệng cắn. Lúc này, nếu bạn không chú ý đến việc khử trùng các vật dụng đó thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng của bé, gây ra các vấn đề trong miệng. Cha mẹ không thể lười biếng, chẳng hạn như bình sữa, đồ chơi, bộ đồ ăn, vv, nên được khử trùng thường xuyên, sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Moon

Theo Sohu/emdep

Trẻ đau bụng mà kèm thêm những triệu chứng như thế này thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện

Có nhiều lý do khiến trẻ đau bụng nhưng không phải lúc nào cũng cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tuy vậy cũng không nên quá chủ quan, bởi vì đau bụng đôi khi lại là dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Dấu hiệu cần đưa trẻ tới viện

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, côn trùng cắn, ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm hay độc chất, dùng thuốc quá liều, bệnh lý của những cơ quan trong ổ bụng hoặc lân cận hay những vấn đề cần phải nhanh chóng phẫu thuật như viêm ruột thừa, tắc ruột…

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và lứa t.uổi của trẻ mà biểu hiện sẽ khác nhau. Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể sẽ than phiền với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi trẻ có thể chỉ ra được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.

tre dau bung ma kem them nhung trieu chung nhu the nay thi nhanh chong dua tre den benh vien a6455d

Nếu trẻ đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ảnh minh họa

Thông thường cơn đau chỉ thoáng qua và thường ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải hoặc cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

Nôn ói là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu ói nhiều hơn 24 giờ hoặc trẻ nôn ói liên tục, ói ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch ói có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của m.áu đỏ tươi hoặc m.áu đông.

Tiêu chảy thường đồng hành với đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Đa số các trường hợp tiêu chảy thường tự giới hạn trong khoảng 1-3 ngày. Trẻ cần được đưa đến cơ quan y tế nếu đi tiêu quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm m.áu.

Có thể trẻ sẽ sốt, tuy nhiên sốt không phải là dấu hiệu chỉ ra tình trạng nặng bởi vì đôi lúc trẻ sốt nhưng không do những nguyên nhân trầm trọng trong khi đó trẻ có thể hoàn toàn không sốt nhưng tình trạng của trẻ rất nguy hiểm và cần phải can thiệp tức thì.

Không nên chần chừ nếu trẻ than đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn. Trong những tình huống như vậy cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Tại bệnh viện, để xác định chính xác nguyên nhân, đôi lúc các bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như công thức m.áu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng… Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.

tre dau bung ma kem them nhung trieu chung nhu the nay thi nhanh chong dua tre den benh vien adb0d0

Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Ảnh minh họa

Xử trí tại nhà

Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Cần cung cấp dịch đầy đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Dung dịch Oresol là tốt nhất cho trẻ. Không cho bé uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy. Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.

Có thể cho trẻ dùng những thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Nếu trẻ không sốt, nên hạn chế sử dụng những thuốc với mục đích giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Kháng sinh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

ThS. BS Phạm Đình Nguyên

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *